
Hình ảnh minh họa
Đa lợi ích
Dùng phụ phẩm KSH để nuôi cá là biện pháp tốt trong việc bảo quản oxy hòa tan trong ao, khắc phục được tình trạng làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao của cách bón phân tươi trực tiếp. Chính vì vậy đã làm giảm hiện tượng cá “nổi đầu” do nghèo oxy hòa tan trong ao so với bón trực tiếp phân tươi.
Theo dõi liên tục trong 23 ngày giữa ao (1) bón phụ phẩm KSH, cá nổi đầu 16 lần và lượng oxy thêm vào là 4 giờ (bơm vào), còn ao (2) bón phân lợn tươi, cá nổi đầu 20 lần và lượng oxy phải bơm vào là 6,5 giờ liên tục. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình ở ao (1) cao hơn ở ao (2) là 43,5%.
Phụ phẩm KSH được coi là một loại phân sạch, vì qua quá trình lên men sinh học trong bể phân giải, các mầm bệnh đã bị tiêu diệt. Chính vì vậy, sử dụng phụ phẩm KSH cho cá đã góp phần làm giảm các loại bệnh cho cá, nhất là các bệnh ở mang, da của cá.
Khi sử dụng phụ phẩm KSH cho ao cá đã dễ dàng tạo màu nâu xám cho các ao nên tăng khả năng hấp thụ nhiệt của ao và pH của nước ao dễ ổn định ở mức trung tính (pH = 7), tạo điều kiện thuận lợi để cá phát triển.
Một lợi ích rất đáng kể khác, đó là tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trên những diện tích ao được bón phụ phẩm KSH so với ao bón phân tươi hoặc không được bón phụ phẩm KSH.
Cách sử dụng
Để sử dụng phụ phẩm làm thức ăn bổ sung cho ao cá, nước xả KSH nên phun trải đều trên mặt ao với mức 0,5 – 0,6 kg/m2, mặt ao, tức 180 – 200 kg cho 1 sào ao (tương đương 5.000 – 6.000 kg/ ha) và cứ 3 ngày phun 1 lần. Bã cặn thì rắc đều trên mặt nước với mức 0,3 – 0,4 kg/m2 (tương đương 3.000 – 4.000 kg/ha).
Ao nuôi cá bằng phụ phẩm KSH phải là ao có mực nước sâu từ 1,5 – 2,5 m, nhưng để có nước quanh năm phải đào sâu tới 2 – 3 m, diện tích ao phải phù hợp với lượng gia súc, gia cầm mà chủ hộ nuôi để lấy phân nạp vào thiết bị KSH.
Trung bình cần khoảng 30 – 35 đầu lợn, có khối lượng trung bình 60 kg/con và phân của chúng được xử lý qua thiết bị KSH có thể tích 12 m3 thì diện tích mặt ao là 1.000 m2 là phù hợp. Bên cạnh việc điều chỉnh lượng phụ phẩm KSH sao cho hợp lý, còn cần quan sát lượng dưỡng khí (oxy) trong ao. Nếu thấy hiện tượng cá nổi đầu nhiều và quá lâu thì cần tăng lượng oxy cho ao bằng cách sục khí, thay nước. Mật độ thả trong ao để nuôi là 5 con/m2, cũng có thể thả tới 7 con/m2 nếu ao nuôi rộng trên 1.000 m2 và đảm bảo nước sâu thường xuyên từ 2 – 3 m và
đầy đủ thức ăn.
Một số lưu ý
Đối với ao sản xuất cá giống, trước khi nuôi cá nên cải tạo bằng cách nạo vét bùn; sửa sang bờ ao; bón vôi (100 kg vôi/1.000 m2 ao); phơi khô ao ít nhất 1 tuần; duy trì độ sâu của ao từ 1,5 – 2 m. Nếu đào ao mới thì phải đào sâu 2 – 3 m. Xử lý nước thải bằng nước xả KSH đến khi nước có màu trong mới thả cá bột. Mật độ thả cá giống nên từ 3 – 5 con/m2 mặt ao.
Đối với cá thịt, trước khi nuôi cần nạo vét, phơi khô và bón vôi xử lý ao. Diện tích ao nuôi tối thiểu 400 m2 trở lên thì hiệu quả cao hơn. Có thể kết hợp cho cá ăn dặm theo tấm, cám, bột ngô…
Vào tháng 7, tháng 8, người ta thường bổ sung vào khẩu phần của cá nuôi một lượng nhỏ tỏi đã nghiền nhỏ (khoảng 100 gr tỏi nghiền/1 sào ao; 1 tuần cho ăn 1 lần) để phòng bệnh trên da, trên mang của cá và cá lớn nhanh hơn….
LÊ THUẬT
- Giá tôm tại Bà Rịa – Vũng Tàu giảm mạnh, sức tiêu thụ chậm
- Đề xuất Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm ký nghị định thư về xuất khẩu thủy sản
- Vùng nuôi tôm nước lợ đối diện vụ mùa khó khăn
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 9-6-2023
- Chuyện gì đang xảy ra với con tôm Việt Nam?
- Thế nào là nuôi tôm bền vững?
- Tôm nguyên liệu giảm giá, thương lái “giám định miệng” để ép người nuôi
- Giải cứu con tôm
- Nghiên cứu tiết lộ cơ chế đằng sau khả năng chịu nhiệt ở tôm he
- Phiên kết nối cung cầu công nghệ Việt Nam – Đài Loan
Tin mới nhất
T6,09/06/2023
- Giá tôm tại Bà Rịa – Vũng Tàu giảm mạnh, sức tiêu thụ chậm
- Đề xuất Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm ký nghị định thư về xuất khẩu thủy sản
- Vùng nuôi tôm nước lợ đối diện vụ mùa khó khăn
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 9-6-2023
- Chuyện gì đang xảy ra với con tôm Việt Nam?
- Thế nào là nuôi tôm bền vững?
- Tôm nguyên liệu giảm giá, thương lái “giám định miệng” để ép người nuôi
- Giải cứu con tôm
- Nghiên cứu tiết lộ cơ chế đằng sau khả năng chịu nhiệt ở tôm he
- Phiên kết nối cung cầu công nghệ Việt Nam – Đài Loan
Các ấn phẩm đã xuất bản
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng