Áp dụng quy trình nuôi tôm quảng canh cải tiến 02 giai đoạn vào sản xuất là một trong những giải pháp từng bước giúp nâng cao tỷ lệ sống, tăng năng suất, tăng hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú quảng canh, đặc biệt là ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay. Để giúp nông dân nuôi tôm thành công, xin giới thiệu kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến 02 giai đoạn:
I. THIẾT KẾ HỆ THỐNG NUÔI
– Vuông nuôi: Diện tích từ 5.000 – 10.000 m2.
+ Diện tích mương: Khoảng 30 – 35% diện tích nuôi.
+ Vuông nuôi có diện tích lớn (chiều ngang rộng) nên thiết kế thêm mương phụ.
+ Độ sâu mực nước: Trên trảng > 0,5 m, dưới kênh 1,2 – 1,5 m.
+ Cống hoặc ống bọng: 1 – 2 cống hoặc ống bọng, khẩu độ đảm bảo cấp, thoát nước kịp thời.
– Ao lắng: Chiếm 10 – 15% diện tích vuông nuôi (có thể tận dụng mương vườn hoặc kênh cấp nước làm khu lắng),nhằm lắng tụ phù sa, chứa nước để xử lý mầm bệnh trước khi cấp vào vuông nuôi, chủ động được nguồn nước.
– Ao ương: Dùng để ương tôm giống, giúp tôm thích nghi dần với môi trường vuông nuôi, dễ chăm sóc, quản lý trong giai đoạn nhỏ, kiểm soát được lượng giống trước khi chuyển ra vuông nuôi. Tùy theo điều kiện sản xuất, mật độ, thời gian ương tôm giống, thiết kế xây dựng ao ương, hệ thống cung cấp oxy cho phù hợp (ao ương có thể làm bằng ao đất hoặc bể ương).
+ Ao đất: Diện tích 500 – 1.000 m2, độ sâu: 1,0 – 1,2 m
+ Bể ương, ao lót bạt: Diện tích 50 – 100 m2, độ sâu: 1,0 – 1,2 m.
Ao ương có thể làm bằng ao đất hoặc bể ương, lót bạt
II. GIAI ĐOẠN I (ương tôm giống)
1. Khâu chuẩn bị:
1.1. Ao đất:
– Ao ương được gia cố kỹ, sên vét sạch bùn đáy ao và đầm nén cho bằng phẳng, các góc ao được bo bầu, tháo rửa 2 – 3 lần trước khi rút cạn nước để bón vôi.
– Bón vôi CaCO3 với liều lượng 500 -1.000 kg/ha (tùy thuộc pH đất), phơi đáy ao từ 7 – 10 ngày.
– Lấy nước vào ao ương từ ao lắng qua túi lọc, đạt độ sâu 1,0 – 1,2 m để loại bỏ cá và các loại sinh vật có hại cho tôm. Chạy quạt nước liên tục 3-4 ngày, mỗi ngày 4 giờ để cho trứng các sinh vật có trong nước nở hết, sau đó tiến hành diệt khuẩn (hóa chất diệt khuẩn không nằm trong danh mục cấm sử dụng của Bộ Nông nghiệp &PTNT). 2 ngày sau tiến hành gây màu nước.
– Tiếp theo cấy vi sinh và tiến hành điều chỉnh các yếu tố môi trường cho phù hợp thì ta chuẩn bị thả giống (pH 7,5 – 8,5, độ kiềm 100 – 160 mg/l, độ trong 30 – 40 cm, độ mặn 10 – 25‰)
1.2. Bể ương, ao lót bạt:
Tôm giống được ương theo công nghệ Biofloc.
– Nước được cấp từ vuông nuôi vào bể ương qua túi lọc, sau đó được xử lý trước khi ương tôm.
– Cách tạo Biofloc:Sử dụng hỗn hợp 0,5kg thức ăn số 0 + 3kg mật đường + 2 lít nước + 01 gói vi sinh (227gram/gói), ủ từ 10 – 12 giờ không sục khí, sử dụng liên tiếp 3 ngày vào buổi sáng. Trong thời gian này sục khí liên tục để tạo Biofloc, sau đó kiểm tra môi trường cho phù hợp trước khi thả giống.
– Để tạo và duy trì Biofloc trong giai đoạn ương, cần phải cung cấp thêm nguồn carbon cho ao để kích thích sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng, Nitơ sẽ hấp thu thông qua việc tổng hợp protein của vi sinh vật. Có rất nhiều nguồn nguyên vật liệu có thể dùng để cung cấp carbohydrate vào hệ thống Biofloc, bao gồm mật đường hay các nguồn khác. Nguồn carbon hữu cơ bổ sung phân hủy nhanh và dễ dàng là tốt nhất (mật đường). Đồng thời kết hợp với nguồn vi sinh (vi khuẩn dị dưỡng trong hệ thống Biofloc) nhằm mục đích tạo Biofloc phát triển bền vững.
2. Chọn giống và thả giống
– Chọn giống:Nên chọn mua tôm giống có nguồn gốc rõ ràng từ các cơ sở sản xuất đã được chứng nhận đảm bảo chất lượng.
– Thả giống:Mật độ ương: Ao đất: 30 – 80 con/m2; ao lót bạt, bể ương: 1.000 – 2.000 con/m2.
3. Chăm sóc và quản lý
3.1.Cho ăn:
Ao lót bạt, bể ương:
– Lượng thức ăn được tính cho 100.000 tôm PL15:
+ Ngày đầu tiên: 300g
+ Từ ngày thứ 2 – 10: Mỗi ngày tăng 50g
+ Từ ngày thứ 11 – 20: Mỗi ngày tăng 150g
+ Từ ngày thứ 21 – 30: Mỗi ngày tăng 300g.
Ao đất: Liều lượng cho ăn 1 – 1,5 kg/100.000 con giống, mỗi ngày tăng từ 5 – 10% lượng thức ăn.
– Kích cỡ thức ăn cho tôm theo từng giai đoạn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Cho tôm ăn 04 lần/ngày:
+ Lần 1: 05h00 – 06h00, 30% tổng lượng thức ăn trong ngày.
+ Lần 2: 9h00 – 10h00, 20% tổng lượng thức ăn trong ngày.
+ Lần 3: 15h00 – 16h00, 20% tổng lượng thức ăn trong ngày.
+ Lần 4: 20h00 – 21h00, 30% tổng lượng thức ăn trong ngày.
(Lưu ý:tùy theo điều kiện môi trường, thời tiết, sức khỏe tôm để chúng ta cân đối lượng thức ăn cho phù hợp).
– Đối với hình thức ương trên bể, bạt, hàng ngày siphon và thay khoảng 10-20% lượng nước.
– Sau thời gian ương khoảng 20-30 ngày tuổi, chuyển cho tôm sang vuông nuôi giai đoạn 2.
3.2. Quản lý các yếu tố môi trường
– Yếu tố pH: Kiểm tra 2 lần/ngày.
– Độ kiềm, NH3, H2S: Định kỳ 7 ngày kiểm tra 1 lần.
– Trong quá trình ương cần bổ sung vôi, khoáng tạt,… để ổn định các yếu tố môi trường.
– Định kỳ 7-10 ngày sử dụng chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường ao nuôi.
3.3. Quản lý sức khoẻ tôm
– Hàng ngày quan sát tôm nuôi, nhất là các phần phụ bộ tôm như râu, chân bò, chân bơi…; màu sắc; vỏ tôm; hoạt động của tôm… để phát hiện những biểu hiện không bình thường và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
– Hàng ngày bổ sung một số sản phẩm như: Vitamin C, khoáng tổng hợp, men đường ruột, bổ gan, tăng sức đề kháng… vào khẩu phần ăn để giúp tôm có sức đề kháng và tăng trưởng tốt.
III. GIAI ĐOẠN 2 (Nuôi thương phẩm)
Sau thời gian ương khoảng 20-30 ngày tuổi chuyển tôm sang vuông nuôi (giai đoạn 2), mật độ nuôi: Nuôi tôm quảng canh cải tiến 06 con/m2; nuôi tôm quảng canh, tôm – rừng, tôm – lúa 03 con/m2.
Trong quá trình nuôi luôn duy trì màu nước và độ trong phù hợp (độ trong 30 – 40 cm, nước có màu xanh nhạt hoặc nâu nhạt)để tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong vuông tôm trong suốt quá trình nuôi.
Đối với hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến, tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi mà sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm và kích cỡ thức ăn cho phù hợp trong suốt quá trình nuôi. Khi tôm được 1 – 1,5 tháng tuổi, tiến hành bổ sung thức ăn cho tôm, sử dụng thức ăn công nghiệp liều lượng 3 – 5% trọng lượng đàn tôm; bổ sung khoáng, vitamin, men tiêu hóa vào thức ăn, giúp cho tôm tăng trọng nhanh, tăng sức đề kháng và phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên tôm.
Thường xuyên kiểm tra trạng thái hoạt động, sức khỏe của tôm, kiểm tra các yếu tố môi trường của vuông nuôi như: pH, nhiệt độ, độ trong, độ kiềm,…; thường xuyên kiểm tra bờ bao, cống cấp và thoát nước để có biện pháp xử lý kịp thời; định kỳ 10 – 15 ngày sử dụng chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường nước trong vuông nuôi.
Sau thời gian nuôi được 4 – 5 tháng, tôm đạt kích cỡ khoảng 30 – 40 con/kg thì tiến hành thu hoạch (có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ).
Trần Thanh Hải – Trung tâm Khuyến nông Cà Mau, Khuyến Nông VN, 02/04/2019
- kỹ thuật nuôi tôm li>
- kỹ thuật nuôi tôm quảng canh li> ul>
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
- Bảo vệ ao tôm trước bão lũ: Những việc cần làm
- ‘Chìa khoá’ thành công của tỷ phú nuôi tôm Nghệ An – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024
- Mẹo giảm chi phí nuôi tôm để đạt lợi nhuận tối ưu
- Trung Quốc: Sản lượng thức ăn nuôi tôm tăng vọt
Tin mới nhất
T5,12/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
- Bảo vệ ao tôm trước bão lũ: Những việc cần làm
- ‘Chìa khoá’ thành công của tỷ phú nuôi tôm Nghệ An – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024
- Mẹo giảm chi phí nuôi tôm để đạt lợi nhuận tối ưu
- Trung Quốc: Sản lượng thức ăn nuôi tôm tăng vọt
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt