Hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra trên địa bàn các thôn Đắk Bình và thôn Đắk Lợi, xã Đắk Ngọc (huyện Đắk Hà). Qua công tác kiểm đếm ban đầu, đã xác định 8 hộ dân nuôi cá có quy mô và số lượng thiệt hại lớn. Theo báo cáo số 44/BC-PNN của UBND huyện Đắk Hà về việc hiện tượng thủy sản bị dịch bệnh chết trên địa bàn huyện cho biết, tình hình thủy sản chết xảy ra vào thời gian khoảng 20/4 đến nay tại địa bàn thuộc thị trấn Đắk Hà và xã Đắk Ngọc.
Sơ bộ số lượng cá chết là 7170kg, gồm các chủng loại như cá rô phi 5940kg, kích cỡ 0,3kg/con; cá rô đồng 1000kg; cá rô đồng giống 230kg. Nguyên nhân ban đầu là do thời tiết thay đổi thất thường. Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa, nắng nóng và mưa lũ kéo dài gây bất lợi cho sinh trưởng và làm giảm khả năng đề kháng của cá và phát triển dịch bệnh.
Sau nhiều năm thực hiện chăn nuôi thủy sản, đây là lần đầu tiên hộ gia đình ông Hoàng Danh Chuyền (tổ dân phố 5, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) gặp tình trạng cá chết nhiều như vậy. Dù đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý như thay nước thường xuyên, dùng các phụ gia như tỏi, kháng sinh… cho cá ăn, nhưng tình trạng cá chết vẫn không thuyên giảm. Theo ông Chuyền, trung bình mỗi ngày số lượng cá chết nằm ở mức 2- 2,5 tạ, chủ yếu cá rô phi. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 200 triệu đồng.
“Từ khi mua giống về thả xuống hồ cá phát triển bình thường, khoảng 25 ngày trở lại đây thì con cá có biểu hiện lờ đờ, bỏ ăn rồi chết. Đây là lần đầu tiên có tình trạng có chết như thế này, trước đây có chết chỉ một vài con nhưng không bất thường. Dù gia đình đã làm nhiều cách, cho ăn thêm phụ gia như tỏi, kháng sinh nhưng tình trạng cá chết vẫn không giảm”- ông Chuyền cho biết thêm.
Rớt nước mắt nhìn cá chết hàng loạt, ông Đỗ Đức Huệ (55 tuổi, ngụ tại thôn Đắk Bình), chủ hộ nuôi cá cho biết: “Hơn một tháng nay, cá xuất hiện tình trạng chết lai rai, sau đó chết đồng loạt. Trước khi cá chết, xuất hiện triệu chứng đỏ mang, cá không ăn, một thời gian sau thì chết hàng loạt. Hiện số lượng cá chết của gia đình ông là hơn 1 tấn bao gồm cá cá rô phi và cá rô đồng, ước tính thiệt hại hơn 30- 40 triệu đồng. Ngoài ra, tại thôn Đắk Bình còn có nhiều hộ như Nguyễn Văn Huấn có khoảng 10.000 kg cá bị chết và ông Đỗ Minh Tâm có tới 12.000 kg…”.
Ông Lê Thế Cương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Hà cho biết: Trước tình trạng cá chết trên địa bàn, huyện Đăk Hà đã chỉ đạo tuyến cơ sở thống kê các hộ gia đình bị thiệt hại để làm cơ sở ban đầu. Thực hiện công tác tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân không đổ cá ra môi trường, làm ô nhiễm môi trường, phải thực hiện chôn lấp để đảo bảo vệ sinh môi trường. Thứ hai xử lý vệ sinh ao nuôi cá để đảm bảo môi trường tốt cho cá phát triển và điều trị bệnh. Thứ ba là khuyến cáo nhân dân điều trị bệnh bằng một số loại thuốc thông thường.
“Về nguyên nhân cá chết thực tế rất khó xác định, theo như bà con nhân dân nói chung và chúng tôi nói riêng, vì không có trang thiết bị máy móc cần thiết cho nên chỉ có xác định ban đầu là do thời tiết bất lợi dẫn đến các yếu tố đề kháng bị giảm sút, một số dịch bệnh có điều kiện phát sinh. Ban đầu, chúng tôi khuyến cáo bà con tiếp tục thay nước chăm sóc cá theo quy trình đang điều trị bệnh và điều trị bằng một số loại kháng sinh thông thường”- ông Cương cho biết thêm.
Phạm Hoàng
Nguồn: Báo Dân trí
- cá chết li>
- cá chết bất thường li>
- cá chết hàng loạt li>
- kon tum li> ul>
- Những tấm gương nuôi tôm xuất sắc năm 2024
- Nhận định của Robins McIntosh về ngành tôm năm 2024: Năm của dịch bệnh
- Goal Care từ C.P: Bảo vệ gan tôm mỗi ngày
- Quản lý an toàn sinh học: Yếu tố then chốt phòng ngừa tận gốc EHP
- Độc tố nấm mốc trong thức ăn tôm: Những khám phá chuyên sâu
- Khử trùng nước ao nuôi tôm: Bí quyết từ những farm nuôi thành công
- Xuất khẩu tôm 2025: Mảng màu tươi sáng
- Điểm nhấn ngành tôm năm 2024
- Bọt trong ao tôm: Tận dụng lợi ích, kiểm soát tác hại
- Người nuôi tôm Quỳnh Lưu mòn mỏi chờ dự án cấp nước biển
Tin mới nhất
CN,26/01/2025
- Những tấm gương nuôi tôm xuất sắc năm 2024
- Nhận định của Robins McIntosh về ngành tôm năm 2024: Năm của dịch bệnh
- Goal Care từ C.P: Bảo vệ gan tôm mỗi ngày
- Quản lý an toàn sinh học: Yếu tố then chốt phòng ngừa tận gốc EHP
- Độc tố nấm mốc trong thức ăn tôm: Những khám phá chuyên sâu
- Khử trùng nước ao nuôi tôm: Bí quyết từ những farm nuôi thành công
- Xuất khẩu tôm 2025: Mảng màu tươi sáng
- Điểm nhấn ngành tôm năm 2024
- Bọt trong ao tôm: Tận dụng lợi ích, kiểm soát tác hại
- Người nuôi tôm Quỳnh Lưu mòn mỏi chờ dự án cấp nước biển
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt