Indonesia khuyến khích nuôi tôm Millenial: Hiện thực hóa gia tăng sản lượng tôm

[Người Nuôi Tôm] – Bộ Hàng hải và Nghề cá (KKP) của Cộng hòa Indonesia, thông qua Tổng cục Nuôi trồng Thủy sản (DJPB) hiện đang có kế hoạch tập trung vào nuôi tôm – một trong những mặt hàng hàng đầu của Indonesia có giá trị kinh tế cao, nhằm nâng cao giá trị của con tôm. Đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 250% vào năm 2024.

Tôm được thu hoạch từ mô hình nuôi MSF

Để đạt được mục tiêu này, một trong những nỗ lực được đề ra là khuyến khích sự phát triển, thực hiện khái niệm Nuôi tôm Millenial (MSF), liên quan đến thế hệ những người trẻ tuổi, điển hình là mô hình được xây dựng tại Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ Jepara (BBPBAP) .

Tổng Giám đốc Nuôi trồng Thủy sản (BBPBAP), Slamet Soebjakto cho biết trong tuyên bố của mình rằng, với tổng số 29 ao nuôi có đường kính 20 m, mô hình đã thành công trong vụ thu hoạch đầu tiên với thời gian nuôi 67 ngày, kích thước thu hoạch 70-80 con/kg, đạt năng suất khoảng 4,3 – 4,5 tấn. Ưu điểm của các ao MSF là chúng vẫn hướng đến tính bền vững về môi trường và chất lượng sản xuất tôm. Ao nuôi tôm MSF đáp ứng việc sử dụng công nghệ 4.0 trong hệ thống hoạt động của nó để có thể tăng hiệu lực và hiệu quả trong việc tăng năng suất tôm quốc gia bền vững.

Nỗ lực này được thực hiện dựa trên chương trình của Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá Sakti Wahyu Trenggono do Tổng thống Jokowidodo giao phó, cụ thể là phát triển nuôi trồng thủy sản để thúc đẩy nền kinh tế của cộng đồng, và các ao nuôi MSF là một trong những chương trình được coi là thu hút thế hệ những người trẻ tuổi để có thể tham gia phát triển kinh tế, thông qua ngành công nghiệp tôm quốc gia.

Mục tiêu của chương trình này là tạo ra những doanh nhân mới từ thế hệ trẻ trở thành những nguồn nhân lực chính của nghề nuôi tôm chuyên nghiệp. Hiện tại BBPBAP Jepara đã đào tạo 28 kỹ thuật viên gồm 8 nữ và 20 nam tốt nghiệp đại học từ các trường đại học hàng đầu để sẵn sàng trở thành kỹ thuật viên nuôi trồng thủy sản.

Phong trào nuôi tôm MSF được kỳ vọng sẽ có thể thúc đẩy sự gia tăng sản lượng tôm quốc gia với sự tham gia của thế hệ nhân lực trẻ tuổi, cùng với việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi trồng thủy sản 4.0 để canh tác thông minh hơn, năng suất hơn, có thể mở rộng và nâng cao tính bền vững. MSF cũng tạo ra cơ hội việc làm, kỳ vọng sẽ thu hút người lao động. Thêm nữa, ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm bằng ao tròn theo công nghệ số hóa 4.0, liên quan đến thế hệ millennial (dưới 35 tuổi) giúp đảm bảo tính bền vững của chương trình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và cuối cùng, mô hình này giúp tăng năng suất đất ao nuôi.

Người đứng đầu Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ Jepara, Sugeng Raharjo, cho biết BBPBAP Jepara sẵn sàng hỗ trợ sự phát triển bền vững của các ao MSF và tất nhiên luôn xem xét nguyên tắc không chất thải, bằng cách thu hút sự tham gia của các học giả trẻ, những người sẽ có thể tự phát triển kinh doanh ao millennial.

Tổng diện tích đất được giao cho MSF này là khoảng 2,1 ha, trong đó khoảng 1,45 ha dành cho vị trí của bể tròn / bể lắng cùng với 29 ao, 0,2 ha để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải (IPAL), 0,4 ha đối với hồ dự trữ nước. Ngoài ra, cũng có sẵn nhà bảo vệ, đường dây vào và ra, vỏ động cơ, máy bơm và máy phát điện. Một đơn vị ao hình tròn đường kính 20 m, cao 1,5 m, mực nước ao 1,3 m với mật độ thả 250 con / m2.

 

Bể tròn trong mô hình nuôi MSF

Ngoài ra, việc sử dụng ao tròn ứng dụng công nghệ dựa trên nền công nghiệp 4.0 và số hóa (máng ăn tự động, giám sát chất lượng nước, quạt nước…) được trang bị ứng dụng canh tác dựa trên dữ liệu (canh tác thông minh).

Ngoài công nghệ, quản lý kinh doanh nuôi trồng thủy sản cũng được thực hiện bằng cách thành lập quản lý cụm và Nhóm kinh doanh chung (KUB), hiện có sự tham gia của 28 bạn trẻ tốt nghiệp đại học trên khắp cả nước tại Indonesia, chuẩn bị cho hành trang trở thành doanh nhân nuôi trồng thủy sản thế hệ mới.

Hiểu Lam (biên dịch)

Tin mới nhất

T6,03/05/2024