Thực hiện công văn số 56b ngày 17 tháng 3 năm 2021 giữa Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng và Chi cục Thủy sản Nam Định về việc phối hợp thực hiện mô hình trình diễn năm 2021 của dự án Khuyến nông trung ương thực hiện từ năm 2019.
Nam Định là một tỉnh ven biển có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng mặn lợ như: tôm, nhuyễn thể và các loại cá biển. Để tìm hướng phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo tính hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường, song phải phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển chung của ngành. Việc áp dựng các tiến bộ của KHCN tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra sản phẩm sạch, ATTP, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng là một định hướng phát triển của ngành.
Vừa qua, Chi cục Thủy sản Nam Định đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng để thực hiện mô hình “Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh phía Bắc”. Mô hình đã giúp người nuôi tìm ra một hướng đi mới, công nghệ nuôi mới, hình thành liên kết chuỗi giá trị, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Theo đó, năm 2021 Chi cục thủy sản Nam Định phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng triên khai 1 ha nuôi cho 3 hộ. Sau khi chọn điểm, chọn hộ đã tiến hành tập huấn, cử cán bộ kỹ thuật hướng dấn cụ thể, chi tiết quy trình thực hiện cho các hộ nuôi.
Giai đoạn 1, tôm ương được nuôi từ 20-25 ngày với mật độ nuôi 1.200 con/m2. Sau đó chuyển sang ao nuôi đã được xử lý và cấy Biofloc để nuôi giai đoạn 2, tôm tiếp tục được nuôi từ 63-65 ngày với mật độ nuôi 120 con/m2. Sau hơn 3 tháng nuôi, cỡ thu hoạch trung bình là 50 con/kg; tỷ lệ sống trung bình đạt 77,3%; năng suất trung bình đạt 20,16 tấn/ha; lãi ròng hơn 600.000.000 đồng/ha.
Ông Nguyễn Cảnh Danh (xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu), cho biết: Quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn bằng công nghệ Biofloc có ưu điểm là: Nếu so sánh với các mô hình nuôi thâm canh truyền thống, mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc có nhiều tính ưu việt hơn: giảm rủi ro bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất; sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, do sản phẩm đảm bảo ATTP nên được rất nhiều đơn vị nhận thu mua, ký hợp đồng bao tiêu, đảm bảo đầu ra ổn định.
Với những ứu việt của công nghệ và hiệu quả mang lại của mô hình, Chi cục Thủy sản Nam Định sẽ tiếp tục tuyên truyền đến đến các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trong tỉnh góp phần phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả, bền vững trong thời gian tới.
Mai Đăng Nhân – Chi cục thủy sản Nam Định
- mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn li> ul>
- GrowMax được vinh danh “Sản phẩm – Dịch vụ chất lượng tốt nhất Việt Nam 2025”
- Thanh Hóa: Hệ lụy từ tình trạng nuôi tôm tự phát
- Lợi thế riêng của thủy sản Việt, sẵn sàng ứng phó thuế đối ứng của Mỹ
- Chuyển đổi số trong ngành khai thác thủy sản
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
- Hiệu quả từ mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Châu
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
Tin mới nhất
T2,07/07/2025
- GrowMax được vinh danh “Sản phẩm – Dịch vụ chất lượng tốt nhất Việt Nam 2025”
- Thanh Hóa: Hệ lụy từ tình trạng nuôi tôm tự phát
- Lợi thế riêng của thủy sản Việt, sẵn sàng ứng phó thuế đối ứng của Mỹ
- Chuyển đổi số trong ngành khai thác thủy sản
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
- Hiệu quả từ mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Châu
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân