Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, nhiều hộ nông dân ấp Bình Châu (xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) phát triển mô hình nuôi lươn trong bể bạt. Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Nuôi lươn trong bể bạt giải quyết bài toán lao động địa phương
Nhẹ công chăm sóc
Đây là vụ thứ 2 gia đình ông Nguyễn Hoàng Dũng áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể bạt. Vụ đầu tiên, với 9 bể nuôi, mỗi bể có diện tích từ 20-30m2, ông thu hoạch khoảng 1,1 tấn lươn thương phẩm và được thương lái thu mua với giá 130.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng, hiện nay ông Dũng đang chuẩn bị để thu hoạch tiếp đợt thứ 2.
Nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt không khó để thực hiện. Theo ông Dũng, phương pháp nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi ít công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp. Áp dụng phương pháp này, ông Dũng xây dựng bể bạt với diện tích từ 20-30m2 (tùy diện tích đất trống), chiều cao mỗi bể khoảng 1,2 – 1,3m. Trong bể chất thêm những cây bạch đàn dài để làm nơi cư trú cho lươn và phủ tấm bạt ny-lon ở phía trên. Mực nước trong bể luôn duy trì khoảng 25cm.
Mỗi bể, ông Dũng thường thả 10kg con giống. Đây là loại lươn được bắt ngoài tự nhiên, trọng lượng từ 110-120 con/kg. Thức ăn cho lươn khá đơn giản, dễ tìm như: cá, ốc… xay nhuyễn. Việc sử dụng thức ăn tự nhiên giúp giảm chi phí trong quá trình chăn nuôi. Bên cạnh đó, ông Dũng còn sử dụng thêm thức ăn công nghiệp để bổ sung trong khẩu phần ăn, để phòng tránh bệnh cũng như kiểm tra, quản lý thức ăn hàng ngày. “Từ lúc thả con giống đến lúc thu hoạch khoảng 8 tháng. Lúc này, trọng lượng mỗi con đạt từ 100-200gr” – ông Dũng thông tin.
Tuy nhiên, theo ông Dũng, mặc dù nuôi lươn khá đơn giản nhưng trong quá trình nuôi cần chú ý đến một số loại bệnh như: xuất huyết bao tử hay bệnh tuột nhớt. Các bệnh này rất khó phát hiện. Khi đã xuất hiện thì tỷ lệ chết khá cao. Do đó, cần phải chủ động các biện pháp phòng tránh để giảm bớt thiệt hại.
Liên kết nuôi lươn
Cũng giống như ông Dũng, gia đình ông Phan Văn Hắt phát triển mô hình nuôi lươn không bùn trong bể bạt với số lượng 9 bể. Theo tính toán của ông Hắt, vốn đầu tư khoảng 6 triệu đồng/bể (chưa tính tiền thức ăn). Bình quân mỗi bể nuôi cho năng suất 150kg. “Giá lươn hiện nay đang ở mức cao, khoảng 210.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi bán, mỗi bể thu lợi nhuận từ 10-15 triệu đồng”- ông Hắt chia sẻ.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Long Trịnh Diệu Minh cho biết, mô hình nuôi lươn trong bể bạt đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có cuộc sống khấm khá hơn. Thời gian qua, nhằm giúp đỡ các hộ dân phát triển sản xuất, địa phương đã tổ chức 2 lớp chăn nuôi để nâng cao kỹ thuật, tay nghề cho bà con.
Năm 2017, Hội Nông dân xã đã vận động nông dân thành lập tổ hợp tác với số lượng thành viên ban đầu là 20 người. Đến nay, số lượng đã nâng lên 27 thành viên. Đây là diễn đàn để nông dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất và là cầu nối để nông dân tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để phát triển chăn nuôi. Qua đó đã hỗ trợ cho 5 hộ phát triển mô hình với số vốn từ 30-50 triệu đồng/hộ từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Địa phương đang hướng nông dân sản xuất theo hướng VietGAP để xây dựng thương hiệu, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Lươn là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao nên có thị trường tiêu thụ khá rộng. Do đó, việc phát triển mô hình ở ấp Bình Châu nói riêng, xã Bình Long nói chung là hướng đi phù hợp với điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần tìm hiểu kỹ quy trình nuôi, kỹ thuật chăm sóc và đảm bảo nguồn nước phù hợp cho lươn sinh trưởng.
Nguồn tin: Báo An Giang
- Thức ăn nuôi tôm tăng giá: Cứ đến hẹn… lại lên
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Một phương tiện đơn giản để nâng cao hiệu quả nuôi tôm
- Các tác động của tia UVA lên tôm thẻ chân trắng
- Sức chứa của ao nuôi tôm
- CPF: Trại giống thủy sản đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 56002 tại Thái Lan
- API: Hướng tới thị trường tôm bố mẹ Việt Nam
- Ecuador: Chi phí sản xuất tăng 24%, đe dọa ngành tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
Tin mới nhất
T6,24/03/2023
- Thức ăn nuôi tôm tăng giá: Cứ đến hẹn… lại lên
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Một phương tiện đơn giản để nâng cao hiệu quả nuôi tôm
- Các tác động của tia UVA lên tôm thẻ chân trắng
- Sức chứa của ao nuôi tôm
- CPF: Trại giống thủy sản đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 56002 tại Thái Lan
- API: Hướng tới thị trường tôm bố mẹ Việt Nam
- Ecuador: Chi phí sản xuất tăng 24%, đe dọa ngành tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng