Hải Phòng: Tập trung chăm sóc, phòng bệnh TiLV cho đàn cá rô Phi nuôi thời kỳ giao mùa
Hải Phòng: Tập trung chăm sóc, phòng bệnh TiLV cho đàn cá rô Phi nuôi thời kỳ giao mùa

Hình ảnh minh họa

Theo đó, các tổ chức, cá nhân hoạt động nuôi trồng, sản xuất giống thủy sản không thu mua cá rô phi trôi nổi qua đường tiểu ngạch giữa Việt Nam các nước lân cận. Cá rô phi giống trước khi thả nuôi cần được lấy mẫu gửi phòng thử nghiệm/cơ quan chức năng xét nghiệm sàng lọc đối với mầm bệnh TiLV. Tuyệt đối không vận chuyển cá rô phi sống từ các ao nuôi nghi ngờ bị bệnh sang các ao/vùng nuôi không bị bệnh. Thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường (pH, nhiệt độ, ô xy) và bổ sung chất kích thích miễn dịch (vitamin C, beta gluacan…) trước và sau vận chuyển, thả nuôi. Mực nước ao nuôi duy trì ở mức 1,5-1,8 m, không xả trực tiếp nước thải, chất thải của gia súc, gia cầm xuống ao nuôi; không sử dụng phân gia súc, gia cầm làm thức ăn trong khi nuôi.

Sở NN- PTNT giao Chi cục Thủy sản thường xuyên cập nhật kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi từ các cơ quan chức năng bảo đảm công tác chỉ đạo sản xuất hiệu quả. Chi cục Chăn nuôi và Thú ý kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc giống cá rô phi xuất, nhập khẩu vào Hải Phòng.

Trung tâm Khuyên nông tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kỹ thuật cải tạp ao đầm, lựa chọn con giống, mật độ nuôi thả. Phòng kinh tế, nông nghiệp và PTNT các quận, huyện tăng cường kiểm tra các cơ sở nuôi trồng, tổ chức, đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ thủy sản trên địa bàn thực hiện tốt lịch thời vụ, quy trình kỹ thuật nuôi, các quy chế, quy định liên quan của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Nguồn: Báo Hải Phòng