Cuối tháng 10 tới là tròn 3 năm Ủy ban châu Âu (EC) áp “thẻ vàng” đối với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Và sau 2 lần sang Việt Nam kiểm tra thực tế, mặc dù đoàn thanh tra của EC ghi nhận những nỗ lực và tiến bộ của Việt Nam về việc khắc phục IUU, nhưng theo đánh giá của đoàn vẫn chưa cải thiện đáng kể. EC khẳng định rằng chỉ thu hồi “thẻ vàng” khi không còn tàu cá nào của Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.
Buộc tàu cá trên 15m phải gắn thiết bị giám sát hành trình mới được vươn khơi. Ảnh: N.Lân
Từ đầu năm đến nay, hàng loạt tàu cá của Việt Nam lại tiếp tục bị bắt giữ vì khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Bình Thuận may mắn không nằm trong danh sách đó nhưng mọi nỗ lực của ngư dân, của ngành chức năng như muối bỏ bể. Việt Nam là 1 trong 7 nước bị dính “thẻ vàng”, khiến ngành xuất khẩu thủy sản trị giá hơn 8,6 tỷ USD bị thu hẹp dần. Những năm qua, các lực lượng chức năng nước ta đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp, trong đó tập trung thực hiện 4 khuyến nghị của EC nhằm lấy lại “thẻ xanh” cho mặt hàng chiến lược này. Vừa xử phạt nặng nếu ngư dân xâm phạm lãnh hải, vừa gấp rút triển khai lắp đặt hệ thống giám sát tàu cá hoạt động trên biển. Đồng thời, thực hiện các biện pháp truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác đến các hoạt động hợp tác quốc tế và kiểm tra các biện pháp chống khai thác IUU tại địa phương. Bên cạnh đó, không quên đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân về hậu quả của hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài. Theo Luật Thủy sản 2017, mức xử phạt đã tăng gấp nhiều lần với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng nếu khai thác hải sản trái phép. Nhưng đâu đó, ý thức ngư dân vẫn chưa được cải thiện, cái lợi trước mắt khiến họ đánh đổi cả tương lai, nghề nghiệp thậm chí cả mạng sống.
Châu Âu là 1 trong 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay, chiếm 15 – 17% tổng số xuất khẩu thủy sản cả nước. Vì vậy, khi nào “thẻ vàng” chưa được gỡ, thì cuộc chiến này còn lắm gian nan. Thời gian qua, Bình Thuận cùng 28 tỉnh, thành ven biển triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng này. Buộc các tàu cá có chiều dài trên 15m muốn ra khơi phải gắn thiết bị giám sát hành trình, cương quyết không để tàu xuất bến mà chưa có thiết bị; thu hồi giấy phép đánh bắt và bằng lái của thuyền trưởng nếu phát hiện có ý định manh nha lấn sân các nước láng giềng… Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, không có tàu cá nào của Bình Thuận vi phạm vùng biển nước ngoài.
Mới đây, Ban chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển và Chi cục Thủy sản tăng cường tuyên truyền, kiểm tra ngăn chặn tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển Indonesia. Tăng cường công tác tuyên truyền đến ngư dân, nhất là ngư dân có tàu cá khai thác xa bờ không vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác trái phép, đặc biệt là không hoạt động khai thác sang phía Nam đường phân định thềm lục địa Việt Nam – Indonesia; quá trình hoạt động khai thác trên biển cần tổ chức đi theo tổ, nhóm và giữ liên lạc với các lực lượng chức năng để được hỗ trợ khi cần thiết. Trước đó, theo thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, hiện nay Indonesia đã đưa ra các biện pháp tăng cường tuần tra mở rộng, sẽ có những hành động quyết liệt trong xử lý tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước này trong thời gian tới.
Gỡ “thẻ vàng” là nhiệm vụ cấp thiết đối với ngành thủy sản Việt Nam nhưng sự nỗ lực của một vài địa phương là chưa đủ. Điều quan trọng là tất cả các tỉnh, thành phố ven biển phải quyết liệt vào cuộc cho đến khi không còn một tàu cá nào đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài. Ngoài việc tuyên truyền sâu rộng, cho ngư dân ký cam kết, các ngành chức năng cần phối hợp kiểm tra, kiểm soát và cần thiết phải xem xét xử lý hình sự đối với các trường hợp tái phạm nhiều lần.
EC có xem xét gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam hay không tùy thuộc vào nhận thức của ngư dân, sự chung tay của cả hệ thống chính trị. Nếu làm lơ là, đối phó, nguy cơ “thẻ đỏ” là chuyện sớm muộn và nghề cá nhân dân thành nghề cá trách nhiệm có vẻ còn quá xa vời.
Nguồn tin: Báo Bình Thuận
- Thức ăn nuôi tôm tăng giá: Cứ đến hẹn… lại lên
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Một phương tiện đơn giản để nâng cao hiệu quả nuôi tôm
- Các tác động của tia UVA lên tôm thẻ chân trắng
- Sức chứa của ao nuôi tôm
- CPF: Trại giống thủy sản đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 56002 tại Thái Lan
- API: Hướng tới thị trường tôm bố mẹ Việt Nam
- Ecuador: Chi phí sản xuất tăng 24%, đe dọa ngành tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
Tin mới nhất
T6,24/03/2023
- Thức ăn nuôi tôm tăng giá: Cứ đến hẹn… lại lên
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Một phương tiện đơn giản để nâng cao hiệu quả nuôi tôm
- Các tác động của tia UVA lên tôm thẻ chân trắng
- Sức chứa của ao nuôi tôm
- CPF: Trại giống thủy sản đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 56002 tại Thái Lan
- API: Hướng tới thị trường tôm bố mẹ Việt Nam
- Ecuador: Chi phí sản xuất tăng 24%, đe dọa ngành tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng