Sau thời gian dài tiêu thụ khó khăn, khoảng một tháng trở lại đây, việc tiêu thụ tôm hùm của các vùng nuôi trong tỉnh Khánh Hòa đã thuận lợi hơn, giá bán đã tăng trở lại. Tuy nhiên, lượng tôm hùm thịt thương phẩm lại không còn nhiều. Hiện nay, đầu ra của tôm hùm vẫn còn bấp bênh nên người nuôi cần thận trọng theo dõi thị trường và thời tiết để thả nuôi cho phù hợp.
Lượng tôm thịt không còn nhiều
Những ngày này, một số người tại TP. Cam Ranh tất bật đến các vùng nuôi để thu mua tôm hùm. Tuy giá thu mua đã tăng trở lại nhưng lượng tôm thịt của người dân không còn nhiều. “Hiện nay, thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại nên nhu cầu tôm hùm thịt xuất đi thị trường này khá lớn. Cùng với đó, nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng có xu hướng tăng khi thời điểm này đang là cao điểm du lịch hè. Tuy nhiên, lượng tôm thịt tại các vùng nuôi không còn nhiều nên mỗi ngày tôi chỉ thu mua được chừng 4-5 tấn, bằng khoảng 60% so với bình thường. Tính chung các cơ sở thu mua tôm hùm tại TP. Cam Ranh thu mua được khoảng 25 tấn tôm thịt/ngày”, ông Nguyễn Văn Phước – người thu mua tôm tại phường Cam Linh (Cam Ranh) cho biết.
Tôm hùm xanh thu mua tại TP. Cam Ranh đã tăng giá trở lại.
Theo ông Trần Thanh Thông – người nuôi tôm ở Cam Linh, thời gian trước, khi tôm đến kỳ xuất bán, người nuôi năn nỉ mãi thương lái cũng không thu mua, nhiều hộ nuôi cầm chừng lâu ngày nên đành phải xuất bán với giá rẻ, nay tôm tăng giá thì không có để bán. Hiện nay, giá tôm hùm xanh loại 3-4 con/kg xuất bán tại bè khoảng 750-800.000 đồng/kg, tăng hơn 100.000 đồng so với 1 tháng trước; tôm hùm bông loại 1 khoảng 1,4 triệu đồng/kg, tăng khoảng 150.000 đồng so với 1 tháng trước. Người nuôi hy vọng, việc tiêu thụ trong thời gian tới sẽ thuận lợi, giá tiếp tục tăng.
Qua thống kê của Trạm Thủy sản Cam Ranh – Khánh Sơn – Trường Sa, toàn TP. Cam Ranh có khoảng 45.000 lồng nuôi tôm hùm, trong đó khoảng 95% nuôi tôm hùm xanh; khoảng 80% sản lượng tôm thịt trên địa bàn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 20% còn lại tiêu thụ nội địa. Liên tục trong 6 tháng đầu năm nay, khi thị trường Trung Quốc kiểm soát chặt phương tiện vận chuyển các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang thị trường này để kiểm soát dịch Covid-19, việc xuất khẩu tôm rất khó khăn. Chỉ khoảng 1 tháng trở lại đây, khi thị trường Trung Quốc nhập khẩu trở lại mặt hàng này thì việc tiêu thụ của người dân mới thuận lợi hơn. Tuy giá tôm đã tăng trở lại nhưng vẫn chưa cao.
Tại huyện Vạn Ninh, bình thường hàng năm, địa phương có khoảng 34.000 lồng nuôi tôm hùm. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến đầu năm 2022, do đầu ra khó khăn nên người dân chỉ thả nuôi khoảng 11.000 lồng, trong đó có 70% nuôi tôm hùm bông. Tôm hùm nuôi thời gian dài, phải 12-13 tháng mới xuất bán được, trong khi số lồng nuôi giảm nên sản lượng tôm thịt hiện nay không nhiều, phải đến 2 tháng nữa thì lượng tôm thịt trên địa bàn mới bắt đầu có nhiều trở lại. Hiện nay, việc tiêu thụ tôm hùm của người dân trên địa bàn huyện dễ dàng hơn, thương lái đã thu mua trở lại, giá tôm cũng bắt đầu tăng lên.
Cần theo dõi sát diễn biến thị trường
Do việc tiêu thụ tôm hùm thuận lợi trở lại nên nhiều người nuôi mạnh dạn tìm mua giống để thả nuôi. Theo một chủ cơ sở nhập khẩu tôm hùm giống, trong khoảng 1 tháng trở lại đây, các cơ sở nhập khẩu tôm hùm giống trên địa bàn Cam Ranh nhập về khoảng 15 triệu con tôm giống, tăng khoảng 5 triệu con so với cùng thời điểm này năm 2021, chủ yếu là giống tôm hùm xanh, để bán cho người nuôi ở các vùng trong tỉnh như: Vạn Ninh, Nha Trang, Cam Ranh và xuất bán đi các vùng nuôi ở Phú Yên. Hiện nay, do nhu cầu thả nuôi của người dân tăng nên nhu cầu tôm giống khá lớn.
Theo ông Võ Khắc Én – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh, tập trung thả nuôi ở 4 địa phương: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh. Hiện nay, toàn tỉnh có 63.421 ô lồng nuôi tôm hùm, chủ yếu là tôm hùm bông và tôm hùm xanh; sản lượng đạt 1.087 tấn/năm. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường tiêu thụ tôm hùm diễn biến khó lường, giá cả lên xuống thất thường. Hiện nay, 80% tôm hùm nuôi từ vùng biển các tỉnh miền Trung đều xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Thời gian qua, việc tiêu thụ tôm gặp khó khăn mỗi khi phía Trung Quốc đóng cửa biên giới. Muốn tiêu thụ tôm hùm thương phẩm ổn định phải xuất khẩu theo đường chính ngạch. Muốn vậy, người nuôi cần chú trọng việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của thị trường. Do đó, Chi cục Thủy sản lưu ý nông dân cần thận trọng, theo dõi sát diễn biến của thị trường, thả nuôi đúng quy hoạch, có đăng ký kê khai đầy đủ với cơ quan quản lý. Đây là cơ sở quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc, hướng đến xuất khẩu tôm theo đường chính ngạch.
HẢI LĂNG
Nguồn tin: Báo Khánh Hòa
- giá tôm hùm tăng li>
- tôm hùm li> ul>
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
Tin mới nhất
T2,06/02/2023
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công