Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 5

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Ngành tôm Việt Nam cần chính sách đồng bộ để phát triển, thay đổi cách tiếp cận để gia tăng tỷ lệ nuôi thành công, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó không chỉ là mong mỏi, mà còn là tiếng nói của các bên liên quan trong chuỗi giá trị ngành tôm nhằm giúp ngành tôm vượt qua khó khăn hiện tại, phát triển bền vững trong lâu dài.

Theo TS. Trần Hữu Lộc, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, để ngành tôm có thể nâng sức cạnh tranh, phải làm sao nâng cao tỷ lệ nuôi thành công để giảm giá thành, đồng thời cần minh bạch chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc. TS. Lộc đề xuất: “Bên cạnh việc phát triển các mô hình thâm canh, siêu thâm canh, chúng ta cũng cần cân nhắc nên chăng mở rộng các mô hình nuôi với mật độ vừa phải nhưng có tỷ lệ diện tích ao nuôi lớn nhằm giảm tải cho môi trường, hạn chế dịch bệnh phát sinh và thuận lợi cho việc nuôi theo chuẩn quốc tế, như: ASC, BAP…”. Thông tin chi tiết về chính sách ngành tôm Việt Nam sẽ được đề cập trong chuyên mục Thời sự (T12-13).

Tỷ lệ nuôi tôm thành công của Việt Nam chỉ dưới 40%. Con số này thấp hơn nhiều so với một số nước đối thủ như Thái Lan (55%), Ấn Độ (48%). Thậm chí, tỷ lệ nuôi của Thái Lan có thời điểm ở mức trên 80%. Nguyên nhân chính là do thiệt hại từ dịch bệnh. Do vậy, có thể thấy vai trò của công tác thú y trong thủy sản là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành hay bại của vụ nuôi. Thông tin trên sẽ được đề cập trong chuyên mục Tiêu điểm (T14-15).

Bên cạnh đó, tuyến bài Khoa học – Kỹ thuật của Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 5.2023 sẽ cung cấp tới quý độc giả những thông tin mới nhất và hữu ích với người nuôi tôm trên cả nước.

Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 5 dự kiến phát hành vào ngày 15/05/2023 (Ảnh bìa: Trúc Anh Biotech)

Kính mời quý độc giả đón đọc nội dung Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 5 với những nội dung đặc sắc sau đây:

Trang Chuyên mục Tên bài viết
12-13 Thời sự Ngành tôm: Cần chính sách đồng bộ để phát triển
14-15 Tiêu điểm Công tác thú y thủy sản: Quyết định thành, bại của vụ nuôi
16-17 Thủy sản Việt Nam Hà Tĩnh: Khuyến khích đầu tư nuôi tôm thâm canh công nghệ cao
18-19 Tôm giống Thắt chặt công tác quản lý: “Chìa khóa” nâng cao chất lượng tôm giống
20-21 Mô hình Anh Nguyễn Xuân Thủy (Hà Tĩnh): Thành công nhờ mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn
22-23 Nuôi tôm bền vững Tôm sạch bệnh (SPF): những điều cần biết
24-25 Sự kiện doanh nghiệp Ngành tôm Việt Nam và những ứng dụng công nghệ tiên tiến
32-33 Thông tin doanh nghiệp Vietstock 2023: Tạo ra những giá trị mới cho ngành chăn nuôi, thủy sản việt nam
34-35 Thông tin doanh nghiệp Với tỷ lệ thành công trên 80% mô hình GROFARM của GROBEST gây ấn tượng tại VietShrimp 2023
38 Sự kiện doanh nghiệp – BTC FISTECH và Chi cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023

– Dương Hùng Miền Trung: Mục tiêu trở thành doanh nghiệp top đầu ngành tôm giống việt nam đến năm 2027

39 Khoa học kỹ thuật Tảo độc và biện pháp xử lý triệt để
40-41 Tư vấn kỹ thuật Một số biện pháp quản lý nước thải từ trang trại nuôi tôm
42-43 Khoa học kỹ thuật A-coverost: Cải thiện sức đề kháng của tôm thẻ chân trắng nhiễm EHP
44-45 Khoa học – kỹ thuật 5 biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Vibrio
46-47 Khoa học – kỹ thuật Ký sinh trùng Amip: Đặc điểm và tác hại trên tôm thẻ chân trắng
48-49 Khoa học – kỹ thuật Dịch chiết cây tầm bóp: Kháng vi khuẩn gây bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng
50-51 Khoa học – kỹ thuật Tôm nhiễm EHP: Phân tích các protein biểu hiện khác biệt và đặc tính caspase 3
52-54 Dinh dưỡng thức ăn Ảnh hưởng của Econase WLP lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra
55 Dinh dưỡng thức ăn Tỏi và quế: Cải thiện sức khỏe và hiệu suất tăng trưởng ở tôm

Trân trọng!

BAN BIÊN TẬP

Giá bán

  • Tạp chí Người Nuôi Tôm: 50.000 đồng/cuốn
  • File PDF Tạp chí Người Nuôi Tôm: 20.000 đồng/cuốn.

 

Đặt mua

Quý độc giả có thể liên hệ đặt mua tạp chí theo số điện thoại sau:

  • Điện thoại: 0246 659 7733/ 0243 219 1649 (giờ hành chính)
  • Hotline: 0978 457 870 (Ms Thêu).

 

Tạp chí sẽ được vận chuyển qua đường bưu điện đến tận tay quý độc giả.

 

Ban biên tập rất mong nhận được những ý kiến phản hồi của quý độc giả về nội dung, hình thức để Tạp chí ngày càng hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho ngành tôm nước nhà phát triển bền vững, hiệu quả.

Mọi thư từ góp ý, cộng tác nội dung, bài vở xin gửi về địa chỉ email nguoinuoitomvn@gmail.com