Chị Hoa ở Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ, cứ đến Tết là gia đình lại tìm một món hải sản lạ để tổ chức tiệc cuối năm. Nếu năm ngoái cả nhà mua con tôm hùm 3kg thì năm nay đặt cua Tasmania của Australia để thưởng thức.
“Gia đình khoảng 20 người nên chúng tôi đặt mua con cua tầm 5kg, mỗi kg có giá 6,9 triệu đồng. Để ăn ngon chúng tôi nhờ nhà hàng làm luôn”, chị Hoa nói và cho biết, đây là lần đầu tiên mua loại cua này, do một người bạn đã thưởng thức bên Australia giới thiệu.

Màu sắc và trọng lượng của loài cua này khá đặc biệt.
Không chỉ chị Hoa, anh Thanh ở Ba Đình (Hà Nội) cũng đặt cua Tasmania cho tiệc cuối năm. “Tôi có ăn loại này khi đi nhậu cùng đối tác. Thấy ngon nên nhờ người bạn mua giùm về cho gia đình thưởng thức. Vì nhà có khoảng 10 người nên tôi chỉ đặt con 4kg”, anh Thanh nói và cho hay, cua này thịt ngọt, chắc, hình dáng khá giống với cua biển Việt Nam nhưng trọng lượng thì gấp nhiều lần. Khi sống vỏ chúng màu đỏ giống như đã hấp chín, với phần đầu càng cua màu đen.
Tại Việt Nam, loại này được một nhà hàng ở Hà Nội nhập về bán với giá gần 7 triệu đồng một kg. Mỗi con có trọng lượng từ 3 đến 8kg. Nhân viên nhà hàng cho biết, công ty nhập về một lô dịp cuối năm hơn trăm con nhưng đã bán hết hàng, chỉ còn một con duy nhất 4kg chỉ để khách tới ăn có thể chiêm ngưỡng.
“Loại này ăn vị ngọt, chắc thịt, dù có khách hỏi nhiều nhưng nhà hàng vẫn chưa có kế hoạch nhập tiếp”, nhân viên ở đây cho hay.
Cua Tasmania (Tasmanian Giant Crab) là một trong những loài cua lớn nhất thế giới, được phát hiện ở vùng biển miền Nam Australia. Chúng có thể nặng tới 13kg với chiều rộng vỏ tới 50cm. Để đánh bắt, các ngư dân phải lặn xuống độ sâu cả trăm mét và tìm trong những khe đá ngầm.
Thức ăn chủ yếu của cua Tasmania là mực, tôm, cá thu và một số sinh vật biển. Hiện, loài cua này được vận chuyển trực tiếp tới các nhà hàng hải sản ở châu Á, đặc biệt là Hong Kong và Australia. Đa phần chúng được chế biến các món hấp, nướng với rượu và gừng.
Tại các nhà hàng Trung Quốc, cua này được bán với giá 2-2,5 triệu đồng một kg. Hồi năm 2012, một con cua non nặng 7 kg có tên “Claude” được bắt và bán làm cua nuôi đặc biệt cho Trung tâm Sea Life ở Dorset, Vương quốc Anh với giá 4.800 đôla Australia.
Hồng Châu
Nguồn: vnexpress.net
- Cá tra, tôm “nín thở” chờ giá lên
- Hiệu quả mô hình Biofloc trong nuôi tôm
- Đề nghị ‘nói thật hết những góc khuất’ của ngành tôm
- Để ngành tôm vùng ĐBSCL phát triển bền vững
- Công tác thú y thủy sản: Quyết định thành, bại của vụ nuôi
- Bột ruồi lính đen: Cải thiện sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ngưỡng giới hạn của Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản là 150 mg/kg
- Có “vua tôm” bảo lãnh, ngân hàng cũng không dám cho vay nuôi tôm
- Hành trình ACIAR 30 năm: 243 dự án nghiên cứu nông nghiệp năng suất, bền vững tại Việt Nam
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam, T1-T4/2023
Tin mới nhất
CN,28/05/2023
- Cá tra, tôm “nín thở” chờ giá lên
- Hiệu quả mô hình Biofloc trong nuôi tôm
- Đề nghị ‘nói thật hết những góc khuất’ của ngành tôm
- Để ngành tôm vùng ĐBSCL phát triển bền vững
- Công tác thú y thủy sản: Quyết định thành, bại của vụ nuôi
- Bột ruồi lính đen: Cải thiện sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ngưỡng giới hạn của Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản là 150 mg/kg
- Có “vua tôm” bảo lãnh, ngân hàng cũng không dám cho vay nuôi tôm
- Hành trình ACIAR 30 năm: 243 dự án nghiên cứu nông nghiệp năng suất, bền vững tại Việt Nam
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam, T1-T4/2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng