Công nghệ mới được chứng minh là giảm nitrit trong RAS mà không cần bộ lọc sinh học. NaturalShrimp Inc đã nộp bằng sáng chế cho công nghệ đông tụ điện (EC) mới có thể giảm nitrit trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS).
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS)
RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản, được nghiên cứu từ những năm 1950 và phát triển mạnh vào thập niên 80 ở các nước Châu Âu nhằm mục đích khắc phục các hạn chế của công nghệ nuôi hở như lồng bè, ao và nuôi nước chảy, với mục đích hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, dịch bệnh, năng suất thấp.
Sau hơn 30 năm, công nghệ RAS hiện được sử dụng trong các trại cá và phổ biến trên toàn thế giới. Ở Châu Âu, hiện tại có khoảng 90% sản lượng nuôi trồng đã ứng dụng công nghệ RAS trong môi trường nước ngọt, 10% là nuôi bằng nước biển và nước lợ. Các công nghệ RAS tiên tiến nhất ở các nước phát triển có tỷ lệ tái sử dụng nước lên đến 95-99%.
Công nghệ RAS hiện được sử dụng trong các trại cá và phổ biến trên toàn thế giới. Ảnh: simeon-aquabio
Lọc sinh học trong RAS
Lọc sinh học là một hoạt động nằm trong quy trình vận hành, là một hoạt động vô cùng quan trọng của hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS). Lọc sinh học tạo ra chỗ để cho vi khuẩn nitrat hóa có thể tồn tại và là nơi chủ yếu xảy ra hiện tượng nitrat hóa sinh học trong hệ thống RAS.
Thế nào là đông tụ điện (EC)?
Quá trình này gần giống với điện phân. Chúng cung cấp điện cực cho nguồn thải với hàng loạt phản ứng hóa học, tạo ra muối, natri hydroxit, khí hydro và clo. Mục đích của đông tụ là làm mất ổn định chất gây ô nhiễm đồng thời tăng kích thước chất ô nhiễm dễ lắng hơn. Sự đông tụ điện liên quan đến việc cho dòng điện đi qua các cặn nước. Quá trình này đã được ghi nhận là đã cắt giảm gần 98% lượng nước bị ô nhiễm.
Ứng dụng EC trong RAS ra sao?
Trong RAS, hệ thống lọc phải liên tục loại bỏ amoniac để xử lý nước hiệu quả và giữ được lượng hàng dự trữ sản xuất. Theo truyền thống, một bộ lọc sinh học sử dụng vi khuẩn phát triển trên môi trường nhựa để khử amoniac trước tiên thành nitrit và sau đó thành nitrat.
Công nghệ đông tụ điện được cấp bằng sáng chế đã chứng minh khả năng loại bỏ amoniac trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) trước khi chuyển đổi thành nitrit. Nhóm kỹ thuật NaturalShrimp hiện đã phát hiện ra rằng hệ thống EC cũng có thể giảm nitrit mà không cần bộ lọc sinh học trong RAS có thể gây ra sự tích tụ nitrit. Khám phá này làm cho quy trình triệt tiêu Vibrio sử dụng EC như một phần của vòng lọc, thậm chí hữu ích hơn cho bất kỳ hệ thống RAS nào bị tích tụ amoniac và nitrit. Danh mục công nghệ của NaturalShrimp đang nhanh chóng chứng minh khả năng cho phép kiểm soát hoàn toàn môi trường nước đối với sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Nhất Linh
Thủy sản Tép Bạc
- hệ thống nuôi RAS li>
- nuôi tôm công nghệ mới li> ul>
- Tôm tăng giá trở lại từ mùng 4 Tết
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022
- Thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa 1 vụ
- Quản lý tốt thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng một cách có hiệu quả
- 5 mẹo để giảm chi phí cho trang trại nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Cỗ Tết không đủ đầy nếu thiếu món cá kho riềng
- Tạp chí Người Nuôi Tôm chúc mừng năm mới 2023
Tin mới nhất
CN,29/01/2023
- Tôm tăng giá trở lại từ mùng 4 Tết
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022
- Thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa 1 vụ
- Quản lý tốt thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng một cách có hiệu quả
- 5 mẹo để giảm chi phí cho trang trại nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Cỗ Tết không đủ đầy nếu thiếu món cá kho riềng
- Tạp chí Người Nuôi Tôm chúc mừng năm mới 2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi “Nuôi tôm càng xanh toàn đực 2 giai đoạn”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công
- Vai trò của khoáng với sự phát triển của tôm