
Nông dân thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa) tham quan mô hình nuôi chình, cá lóc trong bể xi măng tại xã An Mỹ (huyện Tuy An) – Ảnh: Thái Hà
Theo kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cá chình bông là loài di cư có đặc tính cá mẹ đẻ trứng ở biển sâu, cá con sau đó trôi dạt vào vùng cửa sông kiếm ăn và lớn lên. Đến lúc trưởng thành, cá lại về biển đẻ trứng. Chính vì tập tính này mà hiện nay, việc sinh sản nhân tạo cá chình còn rất khó khăn và nguồn cá giống chủ yếu vẫn được đánh bắt trong tự nhiên. Trong khi đó, cá chình bông thương phẩm đang được thị trường ưa chuộng nên việc nhân rộng mô hình là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả, tăng lợi nhuận cho các hộ dân.
Nhận chuyển giao từ huyện Tuy An, ông Mai Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa) làm chủ nhiệm dự án xây dựng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm trong ao xi măng tại huyện Tây Hòa đã xây dựng được 3 mô hình tại xã Hòa Đồng. Ba hộ tham gia thực hiện mô hình là ông Trần Lục Sự, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Tiến.
Theo kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cá chình bông có khả năng sống được ở nhiều thủy vực nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối nên ban ngày thường chui rúc trong hang, dưới đáy bể; tối mới bò ra đi kiếm ăn và di chuyển nơi khác. Là loài ăn tạp, nguồn thức ăn tự nhiên của cá chình bông là tôm, cá con, động vật đáy và các sinh vật thủy sinh nên rất dễ kiếm. Một ưu điểm khác của việc nuôi cá chình bông trong bể xi măng là hoạt động này không gây ô nhiễm môi trường xung quanh vì các yếu tố môi trường được xác định hàng ngày, lượng thức ăn tươi được kiểm soát chặt chẽ, có sử dụng men vi sinh để phân hủy chất hữu cơ trong nước; định kỳ 3 tháng một lần các bể nuôi sẽ được thay nước 100% để loại bỏ lớp bùn đáy.
Sau 18 tháng triển khai, lợi nhuận ở các hộ có sự khác nhau. Trong đó, hộ ông Sự lợi nhuận gần 67 triệu đồng, hộ ông Tân hơn 13 triệu đồng và hộ ông Tiến là 22 triệu đồng. Có sự khác biệt này là do điều kiện chủ quan, khách quan. Trong đó, hộ ông Sự có kinh nghiệm nuôi dày dạn cùng với các điều kiện vị trí xây dựng, chăm sóc, thức ăn tốt hơn. Thực hiện mô hình nuôi chình trong bể xi măng rất thành công, ông Trần Lục Sự đã nuôi được chình bông nặng hơn 5kg/con. Trong đó có một con hiện được ông giữ lại nuôi ở bể kính để giới thiệu khi có khách đến tham quan. Hiện nay, mô hình nuôi chình của ông Sự được nhiều người ở các tỉnh Bình Dương, Cà Mau, Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… đến học hỏi cách chăm sóc, nuôi dưỡng cá chình bông và đặt mua cá chình bông về làm giống để nuôi thương phẩm.
Ông Mai Văn Hải cho biết, sau khi dự án kết thúc, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quy trình kỹ thuật nuôi cá chình bông quy mô hộ gia đình cho nông dân huyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ông Hải cũng lưu ý, mô hình này dễ áp dụng nhân rộng cho các địa phương khác (cả đồng bằng và miền núi) và mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu các hộ dân có đầy đủ các điều kiện về đất đai, nguồn nước, có nguồn thức ăn dồi dào, không bị ảnh hưởng lũ lụt, có vốn đối ứng, điện và giao thông thuận tiện.
An Nam
Nguồn: Báo Phú Yên
- Những lợi ích khi nuôi tôm thẻ hạn chế dùng kháng sinh
- Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
- Khó quản lý dịch bệnh trên diện tích nuôi tôm bán thâm canh, quảng canh
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam: Cần đẩy mạnh tốc độ phát triển tôm bố mẹ
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 20-3-2023
- Chủ động phòng bệnh trên tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 18-3-2023
Tin mới nhất
T3,21/03/2023
- Những lợi ích khi nuôi tôm thẻ hạn chế dùng kháng sinh
- Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
- Khó quản lý dịch bệnh trên diện tích nuôi tôm bán thâm canh, quảng canh
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam: Cần đẩy mạnh tốc độ phát triển tôm bố mẹ
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 20-3-2023
- Chủ động phòng bệnh trên tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 18-3-2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng