Những năm qua, phong trào nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thái Bình phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tôm là đối tượng nuôi nhạy cảm, dễ mắc dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng do vi rút khiến người nuôi tôm gặp khó khăn trong sản xuất và thiệt hại về kinh tế.
Người nuôi cần kiểm tra sức khỏe tôm hàng ngày để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Năm 2020, tổng diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đạt gần 2.795ha, chủ yếu tập trung ở hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy. Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hàng năm, bệnh đốm trắng do vi rút trên tôm vẫn xảy ra cục bộ tại một số vùng nuôi.
Xã Đông Minh là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm bị thiệt hại lớn nhất huyện Tiền Hải với 150 ao nuôi bị nhiễm bệnh tương đương hơn 105.000m2 (chiếm 10,68% diện tích nuôi tôm toàn xã). Dịch bệnh xảy ra khiến bà con nông dân lo lắng đứng ngồi không yên vì bệnh đốm trắng do vi rút nếu không có biện pháp khống chế kịp thời sẽ khiến tôm chết nhanh, hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Gia đình ông Đoàn Văn Hiền ở thôn Minh Châu, xã Đông Minh nuôi tôm với tổng diện tích 3.000m2; vụ nuôi tôm vừa qua, 2 ao nuôi bị nhiễm bệnh đốm trắng gây thiệt hại khoảng 80 triệu đồng. Ông Hiền cho biết: Mặc dù đã nuôi tôm gần 20 năm nay nhưng tôi cũng chưa hiểu rõ được nguyên nhân khiến tôm nhiễm bệnh là gì và lúng túng trong việc xử lý khi dịch bệnh xảy ra.
Theo ông Phí Quang Tuân, chuyên viên Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Bệnh đốm trắng do vi rút trên tôm nuôi đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi ao nuôi tôm bị nhiễm bệnh, người nuôi cần tiến hành thu hoạch tôm đối với những ao nuôi tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm. Tuy nhiên trong quá trình thu hoạch tôm phải bảo đảm không làm rơi vãi và lây lan dịch bệnh. Tiến hành thu gom lượng tôm chết để thực hiện chôn đúng nơi quy định, không vứt xác tôm bữa bãi làm lây lan dịch bệnh. Giữ nguyên lượng nước trong ao nuôi bị bệnh, thực hiện xử lý ao nuôi bằng hóa chất chlorine nồng độ 30ppm (30g/m3 nước) để tiêu diệt mầm bệnh trong ao nuôi và dụng cụ nuôi; giữ nguyên lượng nước đã xử lý hóa chất sau 7 – 10 ngày mới được xả nước ra môi trường xung quanh; đồng thời, thông báo cho các hộ nuôi xung quanh biết tình hình dịch bệnh và biện pháp xử lý để chủ động phòng bệnh cho tôm nuôi. Đối với ao nuôi tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm, người nuôi cần tiêu hủy toàn bộ tôm trong ao nuôi, sử dụng hóa chất Chlorine để thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý như đã nêu trên.
Ông Phí Quang Tuân cũng khuyến cáo: Để có vụ nuôi tôm hiệu quả, trước mỗi vụ nuôi cần thực hiện cải tạo ao đầm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, bảo đảm mầm bệnh trong ao nuôi đã được tiêu diệt hoàn toàn; nguồn nước cung cấp vào ao nuôi phải bảo đảm đã được xử lý tiêu diệt mầm bệnh trước khi thả giống; tôm giống phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh và đã được xét nghiệm không nhiễm các bệnh nguy hiểm. Trong quá trình nuôi, người dân cần thường xuyên kiểm soát, loại bỏ vật chủ trung gian truyền bệnh như không sử dụng chung dụng cụ giữa các ao nuôi; dụng cụ phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi lần sử dụng; hạn chế người, động vật ra vào khu vực nuôi. Kiểm tra sức khỏe tôm hàng ngày như khả năng hoạt động, màu sắc tôm, vỏ tôm, khối gan tụy, ruột, bộ phụ. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho tôm, tránh để dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, nếu sử dụng thức ăn tươi sống phải bảo đảm không ôi thiu và đã được xử lý mầm bệnh.
Định kỳ kiểm tra màu nước, các chỉ tiêu về môi trường, sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước ao nuôi, giữ ổn định các yếu tố môi trường, tránh gây sốc cho tôm nuôi. Thực hiện bổ sung Vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi. Khi phát hiện tôm bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, người nuôi cần báo ngay cho cơ quan thú y cơ sở hoặc chính quyền địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời, tránh dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Nguồn tin: Báo Thái Bình
- bệnh đốm trắng li>
- bệnh đốm trắng trên tôm li> ul>
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
- Bảo vệ ao tôm trước bão lũ: Những việc cần làm
- ‘Chìa khoá’ thành công của tỷ phú nuôi tôm Nghệ An – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024
- Mẹo giảm chi phí nuôi tôm để đạt lợi nhuận tối ưu
- Trung Quốc: Sản lượng thức ăn nuôi tôm tăng vọt
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
- Bảo vệ ao tôm trước bão lũ: Những việc cần làm
- ‘Chìa khoá’ thành công của tỷ phú nuôi tôm Nghệ An – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024
- Mẹo giảm chi phí nuôi tôm để đạt lợi nhuận tối ưu
- Trung Quốc: Sản lượng thức ăn nuôi tôm tăng vọt
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt