5 thách thức lớn ngành thủy sản toàn cầu đang phải đối mặt

Việc hạn chế kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản đối với đại đa số các loài giáp xác và cá hiện nay đang là một trong năm thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất thức ăn thủy sản phải đối mặt.

Đó là lập luận của Tiến sỹ Albert Tacon trong một hội thảo online gần đây do sự kết hợp của các nhà dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản và công ty đi đầu trong lĩnh vực giải pháp dinh dưỡng không dùng thuốc – Jefo tổ chức. Trong đó hội thảo đã vạch ra những thách thức cần phải vượt qua của ngành thức ăn thủy sản để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Phát triển hiệu quả các nguyên liệu từ biển và nguồn thức ăn tươi sống

“ Chúng ta có hơn 244 loài cá và tôm khác nhau. Nhưng hầu như chúng ta chưa nắm hết được về nhu cầu dinh dưỡng chính xác đến quy mô thị trường cũng như vấn đề sinh sản của chúng” Tiến sỹ Tacon – thành viên của FAO, hiện đang làm việc với Aquatic farm tại Hawai với tư cách là nhà tư vấn độc lập về nuôi trồng và dinh dưỡng thủy sản, nhận xét.

Ông cũng thừa nhận, chúng ta có không gian để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Đồng thời đang bị hạn chế về nguồn nguyên liệu từ biển, bởi vậy cần phải nỗ lực nhiều hơn để luôn đảm bảo tươi mới nguồn thức ăn nguyên liệu thì mới có thể mang lại giá trị tương tự như bột cá và dầu cá – một nguồn protein và lipid thay thế tương ứng. Đồng thời, ông cũng đưa ra một loạt danh sách các loài vẫn cần nguồn thức ăn tươi sống, là nút thắt tiềm năng cho sự phát triển của ngành thức ăn thủy sản.

“Chúng tôi đang nghiên cứu và phát triển nhiều loại ấu trùng cũng như các loài tôm bố mẹ, bởi chúng tôi chưa thật sự nắm được hết yêu cầu của chúng. Một số vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng thức ăn tươi sống ở dạng artemia, luân trùng” Ông cũng cho biết thêm.

Giảm phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu

Vấn đề thứ hai được nhấn mạnh là sự phụ thuộc vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Ở Châu Á, 50-80% thành phần thức ăn thủy sản được nhập khẩu, đó cũng là điều tương tự đang diễn ra ở Châu Mỹ ngoại trừ Brazil và Mỹ. Theo nhận định, hầu hết các mặt hàng này phải mua bằng đồng Đô la Mỹ, bởi vậy giá cả dễ biến động và phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái.

Cải thiện khả năng tiêu hóa

Vấn đề thứ ba được nhắc đến chính là tính bền vững và môi trường cần được cải thiện bởi thực tế có rất nhiều cá hiện đang được nuôi ở những vùng nước công cộng. Và rất dễ để nhận thấy rằng, khi tăng lượng thức ăn dễ tiêu hóa lên sẽ đồng thời giúp phần làm giảm lượng chất thải ra ngoài môi trường.

Đầu tư nhiều hơn vào R&D

Yếu tố tiếp theo được nhấn mạnh chính là các nhà sản xuất thức ăn thủy sản luôn có nhu cầu phát triển các cơ sở R&D riêng. Đây cũng là yếu tố liên quan  đến quan điểm đầu tiên, về những lỗ hổng trong kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng của đại đa số các loại thủy sản, và cũng để giúp bổ sung thêm những thành phần nguyên liệu thô mới vào khẩu phần thức ăn của những loài mà chúng ta đã nắm bắt được nhu cầu dinh dưỡng.

“Ở nhiều nước Châu Á và Mỹ La Tinh, các nhà máy thức ăn chăn nuôi đang bị tuột dốc, nhưng chúng tôi vẫn phải lập ra các cơ sở R&D để phục vụ mục đích nghiên cứu cho hôm nay cũng như cho tương lai. Chúng tôi cũng biết rằng giá cả đang ngày một tăng cũng như có nhiều sản phẩm mới đã xuất hiện trên thị trường, và chúng tôi bắt buộc phải có cơ sở R&D riêng – nơi mà chúng tôi có thể giúp cắt giảm chi phí hay thử nghiệm các sản phẩm và cải tiến mới, điều này là rất quan trọng”. Tiến sỹ Tacon lập luận.

Tận dụng tối đa nguyên liệu địa phương

Đây là vấn đề cuối cùng được đưa ra. Các quốc gia nên tận dụng tốt hơn, triệt để nguồn nguyên liệu thô tại địa phương của họ.

Chúng có thể có tỷ lệ protein và tỷ lệ tiêu hóa thấp hơn, lượng xơ cao hơn. Nhưng nếu áp dụng kỹ thuật chế biến sáng tạo, sử dụng công nghệ lên men, có thể giúp chúng ta nâng cao được giá trị dinh dưỡng của chúng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tiêu diệt một số yếu tố kháng dinh dưỡng nếu các loại cá và tôm không có enzym để tiêu hóa những thành phần này, chúng ta có thể xử lý trước cho chúng, hoặc bổ sung thêm enzym giúp chúng tiêu hóa được. Đó là điều mà ngành chăn nuôi gia cầm đã làm từ rất lâu và chúng ta cũng có thể làm được như vậy.

 

Link bài viết gốc: https://thefishsite.com/articles/five-major-challenges-facing-the-global-aquafeed-sector