Khởi nghiệp với 5 triệu đồng
Chúng tôi đến trại nuôi ếch của anh Nguyễn Văn Kết khi đã quá trưa. Sau những ngày mưa xối xả, đường vào trại ếch trơn trượt. Lý do gì khiến một nhân viên ngồi trong phòng máy lạnh, với công việc được nhiều người mơ ước lại từ bỏ, quyết một nắng hai sương gắn bó với nghề nuôi ếch khiến chúng tôi vô cùng tò mò.
Trong khuôn viên trại ếch hơn 7.000m2 được thiết kế quy củ theo từng khu vực, anh Kết bắt đầu câu chuyện về hành trình lập nghiệp với con bụng to, kêu ộp oạp. Vào năm 2006, sau khi tình cờ xem một chương trình giới thiệu về ếch trên ti vi, thấy ếch dễ nuôi, rồi được tham quan mô hình ở Hà Tĩnh, anh quyết định liều…
Không nhận được sự ủng hộ nhưng anh vẫn quyết tâm thực hiện. Chờ ngày mẹ vắng nhà, Kết gọi bạn bè đến chặt hết cây ăn quả trong vườn để xây bể nuôi ếch, chỉ trong 2 ngày toàn bộ vườn cây ăn quả đã… trống trơn, cả nhà được phen choáng váng.
Nhưng khó khăn mới chỉ bắt đầu. Nuôi ếch tưởng dễ mà không hề đơn giản. Những năm đầu, do không có kinh nghiệm về kỹ thuật, chưa hiểu tập tính của loài ếch nên anh thất bại.
Anh kể, do không biết kỹ thuật xây bể nuôi ếch nên anh chỉ làm theo quan sát. Lẽ ra, theo quy định, độ dốc của bể chỉ là 2-3 độ thì anh xây dốc tới… 20-30 độ. Trong khi đó ếch là loài lưỡng cư, sống nửa nước, nửa cạn. Vì sai kỹ thuật xây bể, ếch bị ngập sâu nên chết hàng loạt.
Thất bại đầu tiên không làm Kết nản lòng. Vừa đi làm, thời gian rảnh anh lại “phơi mình” ngoài bể ếch để quan sát. Thấy ếch bám vào thành bể nhiều quá, anh thử đi nhặt bèo tây bỏ vào bể, ếch chuyển sang đỗ trên bèo nhiều, anh mới hiểu ếch cần chỗ nghỉ. Tuy nhiên, bèo chỉ có tác dụng trong vài ngày rồi thối rữa.
Lại tiếp tục nghiên cứu, anh Kết chuyển sang mua dát giường, đặt vào bể thay thế cho bèo. Tuy nhiên, cũng chỉ được 1-2 ngày đầu, sau đó, nhựa gỗ chảy ra lẫn vào nước khiến ếch mắc bệnh chết. Cuối cùng, sau khi sửa chữa, nâng độ cao bể đến 3 lần, bể nuôi ếch của anh mới đúng thông số kỹ thuật.
Nuôi thành công nhưng vấn đề đầu ra cho con ếch còn làm anh đau đầu hơn. Lúc bấy giờ, con ếch ở thị trường miền Bắc còn lạ lẫm. Cùng với kinh nghiệm nuôi chưa nhiều, khiến lứa đầu anh nuôi “quá tay”. Một lứa ếch nuôi tại bể hết 90 ngày, nhưng anh nuôi tận 6 tháng, ếch nặng 400-500g. Mang đi chào hàng tại các nhà hàng, quán ăn, nhìn những chú ếch “quá cỡ”, ai cũng… sợ.
Trời không phụ người có công, trong một buổi đi chào hàng ở Ba Vì (Hà Nội), giữa đường một người đàn ông tỏ ý muốn mua. Vài ngày sau, người đàn ông tìm đến tận nhà, giúp anh tiêu thụ hết số ếch chỉ trong 2 ngày. Mừng vì bán được ếch nhưng với mức giá 37.000 đồng/kg lúc bấy giờ, sau khi trừ các khoản chi phí, anh vẫn lỗ đến gần 18 triệu đồng.
Thua lỗ lại càng thôi thúc anh Kết thêm quyết tâm. Năm 2008, anh quyết định đầu tư và tiếp tục nuôi ếch giống. Do miền Bắc có mùa đông lạnh, nên chỉ nuôi được ếch vào mùa hè, trong khi nhu cầu thị trường lớn. Vậy là năm 2013, anh Kết quyết định đầu tư hơn 300 triệu đồng để xây dựng hệ thống nhà kính nhằm nuôi ếch được cả trong mùa đông giá lạnh.
Xây dựng thương hiệu ếch sạch Bắc Phú
Anh Kết cho biết, ếch là loài ít dịch bệnh, căn bệnh thường gặp nhất là đầy hơi nếu môi trường nước không đảm bảo. Bởi vậy, anh rất hạn chế dùng kháng sinh mà tập trung nuôi ếch bằng tỏi và các cây lá thảo dược. Nhờ đó, ếch thương phẩm được ưa chuộng, được nhiều người tìm đến mua.
Khi ếch thương phẩm bán tốt, nhiều nông dân cũng bắt tay vào nuôi ếch. Tuy nhiên, do ở miền Bắc chỉ có một vài hộ nuôi, ai cũng muốn có con giống trước, do đó, một số hộ nuôi lớn thường đặt tiền “giữ chỗ” từ mùa đông. Do đó, việc huy động nguồn vốn 100 – 200 triệu đồng đối với anh Kết là không khó.
Từ nghề phụ thành nghề chính, đến nay, tổng diện tích trại ếch của anh Kết là 7.000m2. Hiện, trang trại của anh Kết cung cấp ếch giống và ếch thịt ổn định cho các siêu thị, trường học trên địa bàn 13 tỉnh phía Bắc. Giá ếch thương phẩm bán tại trại cho các đầu mối là 50.000 đồng/kg, ếch nuôi lâu để chắc thịt có thể lên mức 70.000 đồng/kg, ếch giống 800-1.200 đồng/con. Trung bình mỗi năm anh Kết thu lãi khoảng 700-800 triệu đồng, tạo việc làm cho 4 lao động với mức lương 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Làm kinh tế giỏi, anh Kết còn là Bí thư Chi đoàn thôn Bắc Vọng, đã có nhiều người trẻ tìm đến anh học hỏi và lập nghiệp, tiêu biểu như anh Giáp Văn Bảo (Bắc Giang). Ban đầu anh Bảo chỉ đến trang trại ếch của anh Kết mua giống, hiện Bảo đang có trong tay mấy nghìn m2 vừa nuôi ếch thịt vừa tự sản xuất giống rất hiệu quả.
“Nuôi ếch quan trọng nhất là nắm vững kỹ thuật”, anh Kết khẳng định, do ếch Bắc Phú được nuôi dài ngày hơn, thịt ếch chắc hơn nên thương lái ưa chuộng hơn ếch Trung Quốc. Anh Kết chia sẻ bí quyết phân biệt ếch ta và ếch Trung Quốc là, da ếch Trung Quốc đen hơn, hoa dưới bụng dày và to hơn, còn da bụng ếch Bắc màu trắng nhiều hơn.
Với lòng yêu nghề, đam mê học hỏi, anh Kết đang ấp ủ dự định xây dựng thương hiệu ếch sạch Bắc Phú, xây một phòng thí nghiệm để kiểm tra nguồn nước, mẫu bệnh, nguồn gen… nhằm xây dựng chuỗi sản xuất khép kín. Việc đầu tiên mà anh sẽ thực hiện là xây dựng một hệ thống nhà kính lớn hơn để mở rộng quy mô nuôi ếch giống và ếch thương phẩm.
Nguyễn Hạnh
Nguồn: Báo Dân Việt
- làm giàu li>
- làm giàu từ nuôi ếch li>
- Nguyễn Văn Kết li>
- nuôi ếch li>
- Vua ếch li> ul>
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt