[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Vô hiệu hóa protein EhPTP2 có thể làm giảm đáng kể sự lây truyền EHP ở tôm nuôi. Cách tiếp cận này là mô hình cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm xác định các gen quan trọng cho sự tồn tại và lây lan của EHP, làm mục tiêu tiềm năng cho các biện pháp phòng và điều trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng.
Vô hiệu hóa protein EhPTP2 có thể làm giảm đáng kể sự lây truyền EHP ở tôm nuôi
Vi bào tử trùng nhiễm vào gan tụy (HP) và ruột của tôm bao gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú dẫn đến chậm tăng trưởng và giảm năng suất trong nuôi tôm. Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây
Can thiệp RNA (RNAi) là phương pháp đã có trong nhiều nghiên cứu về phòng và điều trị bệnh virus trên tôm. Nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng, protein ống cực EhPTP2 có liên quan đến sự nảy mầm của bào tử. Do đó, nghiên cứu dự đoán việc tắt EhPTP2 sẽ ức chế sự sao chép EHP, giảm số lượng EHP và giảm việc truyền EHP. Nghiên cứu này cung cấp nền tảng để phát triển các phương pháp phòng và điều trị đối với bệnh EHP dựa trên việc ức chế EhPTP2.
Phương pháp nghiên cứu
Để xác định các protein liên quan đến quá trình nảy mầm của bào tử, các bào tử EHP được phân lập từ HP của tôm thẻ chân trắng bị nhiễm EHP. Các bào tử được ủ, nảy mầm, và các protein bào tử EHP có nhiều nhất được chọn để phân tích.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, sự hiện diện của một trong những protein ống cực này, EhPTP2, có thể cần thiết để quá trình đùn bào tử EHP thành công. Để kiểm tra giả thuyết trên, nghiên cứu đã tiêm RNA chuỗi kép (dsRNA) đặc hiệu EhPTP2 vào tôm khỏe mạnh và nhận thấy rằng nó làm giảm đáng kể số lượng EHP ở tôm bị nhiễm bệnh.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả cho thấy, hai phương pháp xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang (IFA) và hóa mô miễn dịch (IHC) phát hiện biểu hiện protein EhPTP2 có thể được sử dụng để theo dõi sự nảy mầm và định vị bào tử EHP ở tôm bị nhiễm bệnh.
Việc nhắm mục tiêu protein EhPTP2 có thể được sử dụng để phát hiện các bào tử EHP được ép đùn trong các mẫu bào tử phân lập. Phát hiện này cho thấy IFA có thể có lợi cho việc theo dõi sự nảy mầm của bào tử EHP.
Hơn nữa, ngoài việc phát hiện các bào tử sống, EhPTP2 còn có thể được sử dụng làm mục tiêu để phát hiện nhiễm EHP trong các phần mô học của tôm bằng IHC (Hình 1). Nghiên cứu này hỗ trợ việc sử dụng phát hiện EhPTP2 làm phương pháp chẩn đoán nhiễm EHP.
Hình 1. Protein ống cực EhPTP2 được phát hiện trong gan tụy và ruột bằng phương pháp IHC
Nhuộm H&E (cột bên trái); Đối chứng âm IHC (cột giữa); IHC EhPTP2 kháng thể (cột bên phải). Kết tủa màu nâu sẫm cho thấy tín hiệu tích cực đối với EhPTP2 trong tế bào gan tụy và tế bào biểu mô của ruột (mũi tên đen)
Kết quả cũng cho thấy sự nảy mầm trong ruột có thể không dẫn đến nhiễm bệnh thành công. Ngoài việc nảy mầm trong gan tụy (HP) như trong các báo cáo trước đây, một số lượng nhỏ bào tử nảy mầm đã được phân lập từ ruột và được phát hiện bằng phương pháp IHC của EhPTP2. Dọc theo đường tiêu hóa của tôm có một rây dạ dày (GS) đóng vai trò là bộ lọc loại trừ kích thước các hạt có đường kính khoảng 0,2–0,7µm.
Các hạt lớn hơn được chuyển đến ruột thay vì gan tụy. Vì kích thước trung bình của bào tử hình bầu dục EHP dài khoảng 1µm, nên có thể các bào tử nảy mầm được phát hiện trong ruột có nguồn gốc từ những bào tử đã được dạ dày loại trừ khỏi gan tụy về kích thước. Trong khi các bào tử nảy mầm và tín hiệu tích cực của EhPTP2 từ IHC được phát hiện trong ruột. Vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận rằng ruột là một nơi tăng sinh khác của EHP. Thay vào đó, nghiên cứu suy đoán rằng sự hiện diện của các bào tử nảy mầm trong kết quả mô học là tàn tích của ô nhiễm phân chứ không phải là nhiễm trùng đang hoạt động.
Liên quan đến các ứng dụng phòng và điều trị việc ức chế EhPTP2, vì EhPTP2 có liên quan đến quá trình đùn ống cực, điều đó cho thấy rằng việc ức chế axit ribonucleic truyền tin EhPTP2 (mRNA; tham gia tổng hợp protein trong tế bào) sẽ ức chế quá trình đùn và dẫn đến giảm nhiễm bệnh EHP. Đây thực sự là trường hợp khi axit ribonucleic sợi đôi đặc hiệu EhPTP2 (dsRNA; liên quan đến hầu hết các bệnh do virus, nó tạo thành bộ gen của virus trong trường hợp virus DSRNA hoặc được tạo ra trong tế bào chủ trong quá trình nhân lên của virus) được tiêm vào cơ thể trước đó (Hình 2).
Hình 2. Ức chế EhPTP2 mRNA ở tôm bị nhiễm EHP ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ lây truyền ngang
Sơ đồ thiết kế thí nghiệm (B) Kết quả PCR
Việc ức chế lây nhiễm khi áp dụng kỹ thuật RNAi để phòng ngừa không phải là hiếm khi các gen độc lực quan trọng bị loại bỏ ở tôm chưa nhiễm bệnh trước khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Ví dụ, trong một ao nuôi người ta đã quan sát thấy mức độ nhiễm EHP rất khác nhau trong quần thể. 25% tôm được tiêm dsRNA và cho thấy nhiễm EHP có thể là những tôm bị nhiễm EHP ở mức độ cao. Nếu có thể áp dụng liều dsRNAEhPTP2 thứ 4, nó có thể làm giảm sự lây nhiễm. Điều hứa hẹn trong nghiên cứu này là việc sử dụng dsRNA đặc hiệu EhPTP2 có thể được sử dụng trong điều trị khi nhiễm bệnh đã được hình thành ở hai khía cạnh: (1) Giảm lượng EHP ở tôm bị nhiễm bệnh và (2) Giảm sự lây lan thêm của EHP ở tôm nhiễm bệnh trong ao nuôi tôm.
Quan điểm
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, EhPTP2 đóng một vai trò quan trọng trong vòng đời của EHP và dsRNA nhắm mục tiêu EHP mRNA có thể tiếp cận hiệu quả ký sinh trùng đang phát triển trong tế bào chủ. Cách tiếp cận này là mô hình cho các nghiên cứu trong tương lai nhằm xác định các gen quan trọng cho sự tồn tại và lây lan của EHP, làm mục tiêu tiềm năng cho các biện pháp phòng và điều trị bệnh trên tôm.
Ngọc Anh (Theo Globalseafood)
- EHP trên tôm li>
- EhPTP2 li>
- Protein EHPTP2 li> ul>
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024: Giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 24% trong tháng 9/2024
- Nhiều công ty, thương lái tiếp thị thuốc thú y thủy sản cho hộ nuôi, trốn tránh sự quản lý của ngành chức năng
- Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm
- Công nghệ tách protein trong nuôi tôm: Giảm thiểu tác động tới môi trường
- Seven Hills: Tìm kiếm đối tác chiến lược, mở rộng quy mô kinh doanh
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Ứng dụng của cỏ lào trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Thức ăn khô thay thế artemia: Giải pháp mới cho tôm thẻ chân trắng
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
Tin mới nhất
T5,07/11/2024
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024: Giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 24% trong tháng 9/2024
- Nhiều công ty, thương lái tiếp thị thuốc thú y thủy sản cho hộ nuôi, trốn tránh sự quản lý của ngành chức năng
- Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm
- Công nghệ tách protein trong nuôi tôm: Giảm thiểu tác động tới môi trường
- Seven Hills: Tìm kiếm đối tác chiến lược, mở rộng quy mô kinh doanh
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Ứng dụng của cỏ lào trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Thức ăn khô thay thế artemia: Giải pháp mới cho tôm thẻ chân trắng
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt