[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Thức ăn công nghiệp cho tôm sú không phù hợp để nuôi tôm tít, tổ hợp thức ăn gồm cá + giáp xác + nhuyễn thể cho tỷ lệ sống cao nhất, sinh trưởng nhanh nhất, FCR thấp nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế thí nghiệm với 5 nghiệm thức thức ăn khác nhau, bao gồm:
+ Nghiệm thức 1 (NT1): Cá và giáp xác.
+ Nghiệm thức 2 (NT2): Cá và nhuyễn thể.
+ Nghiệm thức 3 (NT3): Giáp xác và nhuyễn thể.
+ Nghiệm thức 4 (NT4): Cá, giáp xác và nhuyễn thể.
+ Nghiệm thức 5 (NT5): Thức ăn công nghiệp cho tôm sú.
Mỗi nghiệm thức gồm 40 lồng, mỗi lồng thả nuôi một con tôm. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, tổng số 600 lồng nuôi. Tỷ lệ mỗi loại thức ăn trong các nghiệm thức bằng nhau, với các nghiệm thức có hai loại thì mỗi loại 50%, với nghiệm thức có ba loại thì mỗi loại 33,3%. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 2 tháng, bắt đầu từ tháng 3/2022, sử dụng con giống có khối lượng trung bình là 48 g/con.
Kết quả nghiên cứu
Sau 2 tháng, khối lượng trung bình của tôm ở các nghiệm thức 1, 2, 3, 4 và 5 lần lượt là 165, 166, 165, 182 và 70 (g/con). Như vậy, tôm ở nghiệm thức sử dụng 3 loại thức ăn cá + giáp xác + nhuyễn thể sinh trưởng nhanh nhất, 3 nghiệm thức sử dụng 2 loại thức ăn có tốc độ sinh trưởng tương đương nhau, tôm ở nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp sinh trưởng chậm nhất.
Ở nghiệm thức 5 và nghiệm thức 4, tỷ lệ sống của tôm dao động lần lượt từ 64,2 – 86,7%. Sản lượng tôm thu được biến động tương ứng từ 5,4 -18,9kg ở 2 nghiệm thức nói trên.
FCR trong các nghiệm thức sử dụng thức ăn tươi dao động từ 6,2 (Nghiệm thức 4) đến 7,6 (Nghiệm thức 2), FCR ở nghiệm thức 5 là -43,2 (do tôm chết nhiều, chậm lớn nên lượng tôm thu được ít hơn lượng tôm thả). Như vậy, tôm được cho ăn bằng 3 loại thức ăn kết hợp là cá + giáp xác + nhuyễn thể cho tỷ lệ sống cao nhất, sản lượng tôm lớn nhất và FCR thấp nhất trong số các nghiệm thức sử dụng thức ăn tươi. Tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có tỷ lệ sống thấp nhất, sinh trưởng chậm nhất, dẫn đến FCR là -43,2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thức ăn công nghiệp cho tôm sú không phù hợp để nuôi tôm tít; tổ hợp thức ăn gồm cá + giáp xác + nhuyễn thể cho tỷ lệ sống cao nhất, sinh trưởng nhanh nhất, FCR thấp nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bài viết được biên tập trong nghiên cứu của nhóm tác giả Võ Thế Dũng; Võ Thị Dung; Phạm Viết Nam; Nguyễn Văn Cảnh (2023). Nghiên cứu lựa chọn thức ăn phù hợp nuôi tôm tít (Harpiosquilla raphidae Fabricius, 1798) trong lồng đặt trong ao tại Bến Tre. Tạp chí Khoa họcCông nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang, (01), 013-020.
Ngọc Anh
- thức ăn tôm tít li>
- tôm tít li> ul>
- Ảnh hưởng của Axit mật lên tăng trưởng, khả năng miễn dịch và hoạt động của enzyme tiêu hóa đường ruột ở cá rô phi Gifu
- MiXscience Asia: Bộ sản phẩm phòng ngừa EHP, EMS, WFS, WSSV, TPD
- Học hỏi công nghệ xử lý nước nuôi trồng thủy sản tiên tiến từ Israel
- Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân – hè 2025?
- Phát triển kỹ thuật mới để tiêm vắc-xin cho tôm chống lại bệnh đốm trắng, EMS
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao
- Hội nghị Khoa học trẻ toàn quốc ngành thủy sản lần thứ 14: Cơ hội kết nối và phát triển khoa học công nghệ
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Quản lý môi trường và phòng một số bệnh trên tôm nuôi
Tin mới nhất
T6,21/03/2025
- Ảnh hưởng của Axit mật lên tăng trưởng, khả năng miễn dịch và hoạt động của enzyme tiêu hóa đường ruột ở cá rô phi Gifu
- MiXscience Asia: Bộ sản phẩm phòng ngừa EHP, EMS, WFS, WSSV, TPD
- Học hỏi công nghệ xử lý nước nuôi trồng thủy sản tiên tiến từ Israel
- Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân – hè 2025?
- Phát triển kỹ thuật mới để tiêm vắc-xin cho tôm chống lại bệnh đốm trắng, EMS
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao
- Hội nghị Khoa học trẻ toàn quốc ngành thủy sản lần thứ 14: Cơ hội kết nối và phát triển khoa học công nghệ
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Quản lý môi trường và phòng một số bệnh trên tôm nuôi
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống