Kỹ sư về quê nuôi cá
Về huyện Gia Lộc, Bí thư Huyện ủy Phạm Quang Hưởng cứ tấm tắc: “Nhà báo nên viết về mô hình nuôi cá của anh Việt ở xã Hồng Hưng. Mô hình của anh này rất bài bản, khoa học, cho năng suất cao, thịt cá lại thơm ngon. Đây thực sự là mô hình nông nghiệp công nghệ cao đấy”.
Theo giới thiệu của ông Hưởng, chúng tôi liên hệ với anh Lê Văn Việt ở thôn Phương Khê. Ấn tượng đầu tiên khi trao đổi qua điện thoại với anh Việt là phong cách làm việc khoa học. Từ lịch hẹn làm việc, trao đổi trước qua thư điện tử về những vấn đề tôi muốn tìm hiểu đến những nội dung khác, anh Việt đều đề nghị tôi gửi trước. Đúng giờ hẹn, tôi có mặt tại trang trại cá của anh Việt. Vừa đến nơi thì anh điện thoại cho tôi: “Anh thông cảm, em đang dở việc trên Sở Công thương, lát em về. Anh cứ tham quan trang trại, uống nước đợi em chút nhé”.
Trang trại nuôi cá của anh Việt có quy mô gần chục ha. Tất cả bờ ao, đường vào trang trại được đổ bê tông sạch sẽ. Nằm giữa trung tâm trang trại là nhà điều hành, kho chứa thức ăn chăn nuôi, nơi tiếp khách, khu vui chơi thể thao… Các ao nuôi đều được kè bê tông, từ ao cá giống bố mẹ, ương cá con đến cá thương phẩm.
Anh Việt sinh năm 1982. Năm 2005, anh tốt nghiệp Đại học Thủy sản Nha Trang và từng có 4 năm làm việc cho2 doanh nghiệp ở tỉnh An Giang và Hưng Yên. Năm 2009, anh Việt quyết định về quê lập trang trại nuôi cá. Thấy anh về quê nuôi cá, ban đầu không ít bà con trong thôn xì xào: “Tưởng học đại học xong thì phải làm này, làm nọ chứ lại về quê nuôi cá à?”. Bỏ ngoài tai những lời xì xào ấy, được sự ủng hộ của gia đình, với vốn tích lũy được, chẳng mấy chốc vợ chồng anh Việt đã có trang trại cá rộng 5.000m2 với 2 ao nuôi cá thương phẩm, mỗi năm thu hoạch hơn 10 tấn cá. Với những kiến thức đã học trong trường và tự nghiên cứu, học hỏi, anh Việt đem áp dụng vào thực tiễn nuôi cá. Vì vậy, cá rô phi của gia đình anh luôn đạt năng suất, chất lượng cao hơn so với cá của bà con trong thôn. Từ chỗ phải đi mua con giống, anh đã tự sản xuất loại cá này phục vụ cho ao nuôi của gia đình mình. Thấy chất lượng cá giống của gia đình anh tốt, nhiều bà con trong và ngoài xã tìm đến mua. Năm 2011, anh Việt và 7 thành viên khác quyết định thành lập HTX Sản xuất và thương mại thủy sản Xuyên Việt. HTX có tổng diện tích nuôi 10 ha, trong đó gia đình anh Việt 3 ha.
Ban đầu HTX do anh Việt làm chủ nhiệm gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân do tập quán nuôi cá tại địa phương chủ yếu vẫn theo quy mô nhỏ lẻ và mô hình VAC cũ trước đây. Để khắc phục, anh Việt đã lập biểu mẫu theo dõi quá trình nuôi cá của HTX. Cá nuôi được quản lý chặt chẽ, khoa học từ khi xuống giống đến lúc thu hoạch. Trong đó, quản lý số lượng con, xử lý môi trường, thức ăn, tốc độ tăng trưởng của cá theo từng giai đoạn. Đến năm 2013, HTX mạnh dạn áp dụng mô hình ao nổi vào nuôi cá. Ao nuôi được tăng hàm lượng oxy, sản lượng cá cũng tăng gấp 1,5 lần so với ao nuôi truyền thống, chất lượng cá thơm ngon hơn.
Thấy HTX của anh Việt ngày càng làm ăn hiệu quả, nhiều bà con nông dân trong và ngoài xã Phương Hưng đã tình nguyện gia nhập HTX Sản xuất và thương mại thủy sản Xuyên Việt. Đến cuối năm 2015, HTX đã có 16 thành viên với tổng diện tích ao nuôi 100 ha, trong đó có 80 ha nuôi cá thương phẩm, 20 ha nuôi cá giống. Riêng gia đình anh Việt có diện tích nuôi 8 ha, trong đó 5 ha nuôi cá thương phẩm, 3 ha cá giống. Mỗi năm, HTX phân phối khoảng 25 triệu cá giống cho nhiều hộ nuôi ở miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, xuất bán khoảng 800 tấn cá thương phẩm.
Sông trong ao
Từ kiến thức học được, cùng sự tư vấn của tổ chức USSEC, tháng 9.2016, anh Việt đã xây dựng 3 máng nuôi tại trang trại của gia đình. 3 máng nuôi này rộng 330 m2 được xây dựng trong ao có diện tích hơn 2 ha. Mỗi máng cao hơn 2,3 m, rộng 5 m, dài 12 m. Đáy ao được lát gạch men để bảo đảm cá không tiếp xúc với bùn. Các máng nuôi được xây cạnh nhau, ở cuối đáy máng xây cao hơn 1 m. Đầu và đuôi máng bố trí lưới chắn, mỗi máng có 1 máy thổi khí. Ở cuối các máng nuôi có một máy hút phân cá tự động. Khu nuôi được bố trí máy phát điện, bảo đảm lúc nào cũng có điện cho máy thổi khí hoạt động. Anh Việt giải thích: “Cá rô phi sống và phát triển được dựa vào oxy trong nước, thức ăn. Với các máng nuôi này, oxy cho cá lúc nào cũng bảo đảm. Vì thế, với hơn 200m3 nước, em có thể nuôi được 10 tấn cá, thậm chí 20 tấn cá thương phẩm/máng trong vòng 4 tháng”.
Nguyên lý hoạt động nuôi cá công nghệ cao của 3 máng nuôi này là máy thổi khí sẽ tạo cho nước trong máng luôn chảy về một hướng, thức ăn cũng được cho vào máng từ đầu có máy thổi khí. Ở cuối máng, do có tường ngăn cao hơn 1 m nên phân cá dồn về cuối máng sẽ lắng đọng. Tại đây, máy hút phân ở cuối máng mỗi ngày hoạt động 7 lần sẽ hút khoảng 90% lượng phân mà cá thải ra để đưa về hầm bioga, còn 10% lượng phân sẽ tràn ra ngoài ao. Ở ao ngoài này, anh Việt kết hợp nuôi tôm càng xanh để tận dụng nguồn phân và một phần thức ăn dư thừa.
Mô hình kỹ thuật nuôi “sông trong ao” có rất nhiều ưu điểm. Chi phí nhân công, tiền điện, thuốc và chế phẩm xử lý môi trường đều thấp hơn từ 30-50% so với ao nuôi truyền thống. Về năng suất, 1máng nuôi rộng hơn 100 m2 cho năng suất tương đương diện tích nuôi trên 1 ha ao. Do diện tích nuôi nhỏ gọn nên trong điều kiện biến đổi khí hậu, nắng quá hoặc rét quá thì việc che chắn rất dễ dàng mà vẫn bảo đảm cho cá hoàn toàn khỏe mạnh, sinh trưởng bình thường. Kinh phí để xây dựng 3 máng như của gia đình anh Việt hết gần 600 triệu đồng.
Hôm chúng tôi xuống, anh Việt vừa xuất bán từ 3 máng nuôi này được gần 40 tấn cá rô phi. Anh Việt bảo: “Anh viết lên báo thì cứ viết vừa vừa thôi nhé. Ai muốn tìm hiểu, về đây em sẽ chỉ cho. Còn về chất lượng cá, anh phải ăn giúp em để cảm nhận và đánh giá”. Là người thích ăn cá, nhất là cá sông nên khi anh Việt cho 5 con cá rô phi khoảng 4 kg, tôi đã nhận và đem về tự tay mình chế biến. Đầu tiên tôi thấy sự khác biệt rất rõ ràng giữa cá của gia đình anh Việt và cá rô phi nuôi trong ao truyền thống là phần trong bụng cá không có màu đen. Còn thịt cá của anh Việt vừa trắng, thơm và rất chắc chẳng khác gì cá sông. Cá có chất lượng ngon như vậy, theo anh Việt giải thích là do cá không tiếp xúc với bùn nên bụng cá không có màu đen, còn cá có thịt chắc, thơm là do cá thường xuyên vận động theo dòng chảy của nước trong máng nuôi.
Tôi hỏi anh Việt: “Thế bây giờ bà con nông dân muốn anh chuyển giao công nghệ thì thế nào?”. “Em lúc nào cũng sẵn sàng. Em luôn mong muốn ngày càng có nhiều bà con nuôi cá sạch như em. Em đang dự định sẽ làm nhà máy chế biến chả cá Xuyên Việt nữa”, anh Việt nói.
Được biết, mỗi năm trang trại của gia đình anh Việt cho doanh thu hơn 5 tỷ đồng. Anh Việt đã thành lập Công ty CP Xuyên Việt. Ngoài nuôi cá, công ty còn mở dịch vụ bán gạo sạch, sản xuất nước mắm. Với những bước đi vững chắc, dám nghĩ, dám làm, chắc chắn anh Việt và doanh nghiệp của mình sẽ còn vươn lên phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Vũ Úy
Nguồn: baohaiduong.vn
- ao nuôi li>
- cá giống li>
- kỹ thuật li>
- nuôi cá li>
- nuôi cá công nghệ cao li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- thủy sản li> ul>
- Chế độ ăn cho tôm đực: Thức ăn tươi và thức ăn công thức
- SSP: Chào đón các “ông lớn” ngành thức ăn chăn nuôi gia nhập
- Bangladesh: Xuất khẩu tôm gặp khó do thiếu hụt nguồn cung
- Nuôi tôm: Sinh kế phải gắn với kinh tế
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Chế độ ăn cho tôm đực: Thức ăn tươi và thức ăn công thức
- SSP: Chào đón các “ông lớn” ngành thức ăn chăn nuôi gia nhập
- Bangladesh: Xuất khẩu tôm gặp khó do thiếu hụt nguồn cung
- Nuôi tôm: Sinh kế phải gắn với kinh tế
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt