[Người Nuôi Tôm] – Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường đã và đang ngày càng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm, đặc biệt là trước diễn biến của thời tiết không khí lạnh giao mùa như hiện nạy. Do đó, người nuôi tôm cần nắm bắt thông tin, có giải pháp cụ thể để bảo vệ tôm nuôi của mình, tránh những thiệt hại xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả cho vụ nuôi.
Bổ sung vôi, chế phẩm sinh học giúp tôm phát triển ổn định trong mùa lạnh.
Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Cà Mau, đến thời điểm này tổng diện tích trên 3 đối tượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh đang thả nuôi toàn tỉnh ước đạt 279.648 ha. Do ảnh hưởng của thời tiết, khiến môi trường nuôi tôm bị thay đổi đã gây thiệt hại trên tôm nuôi, nhất là trên đối tượng tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh (343 ha), tôm sú quảng canh (1.872 ha).
Nguyên nhân ban đầu được ngành chuyên môn xác định là do thời tiết đang bước vào mùa lạnh, nhiệt độ có phần giảm thấp, gió bắt đầu nhiều hơn và kèm theo một chút hanh khô. Điều này đã khiến người nuôi tôm không tránh khỏi những lo lắng, bởi tôm là loài động vật biến nhiệt, nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Theo đó, nhiệt độ thích hợp cho tôm phát triển từ 28-30oC, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi nói chung, tôm sẽ ăn ít hoặc ngừng ăn, thậm chí là chết, từ đó dẫn đến tỷ lệ hao hụt và ảnh hưởng đến hiệu quả của vụ nuôi.
Trao đổi về vấn đề nuôi tôm mùa lạnh, kỹ sư Lê Thi Thơ, cán bộ Trung tâm khuyến nông cho biết: “Nhiệt độ xuống thấp sẽ xuất hiệu dấu hiệu bệnh như đỏ thân, đốm trắng, tạo điều kiện cho các loại virus này phát triển gây thiệt hại cho tôm nuôi thông qua hình thái như mòn đuôi, cụt râu…”.
Theo đó, Kỹ sư Lê Thi Thơ khuyến khích người dân cần gia cố bờ ao nuôi chắc chắn, tránh mọi rò rỉ, đảm bảo duy trì mực nước từ 0,5 m trở lên. Đồng thời, cần bổ sung định kỳ phân hữu cơ sinh học để tạo mới và duy trì thức ăn tự nhiên trong ao, bổ sung vôi CaCO3, Dolomite giúp tăng cường khoáng chất trong nước, đảm bảo tôm luôn cứng vỏ. Theo đó, việc bổ sung chế phẩm sinh học định kỳ trong suốt vụ nuôi sẽ giúp ổn định môi trường và làm sạch nền đáy vuông nuôi.
Để việc nuôi tôm mùa lạnh đạt hiệu quả, người dân cần xác định nước là môi trường sống chính của tôm, do đó, nếu không xử lý nước đúng quy trình kỹ thuật sẽ dễ làm lây lan mầm bệnh tồn trong nước cho các hộ nuôi tôm lân cận; ngoài ra việc cấp, thoát nước không đúng thời điểm (chẳng hạn như khi nhiệt độ nước quá lạnh) cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.
Kỹ sư Lê Thi Thơ, cán bộ Trung tâm khuyến nông lưu ý thêm: “Một vấn đề quan trọng khác trong nuôi tôm mùa lạnh mà bà con cần lưu ý, đó là vấn đề thức ăn tự nhiên (TATN) trong ao. Khi nhiệt độ giảm, ít có nắng hoặc ánh nắng không gay gắt sẽ làm giảm sự phát triển của tảo, từ đó ảnh hưởng đến lượng TATN trong ao tôm. Vậy trong trường hợp này, bà con cần phải bổ sung TATN bằng cách sử dụng các loại chế phẩm sinh học, các loại khoáng vi lượng để duy trì dinh dưỡng cho môi trường ao nuôi ổn định.
Trong nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, việc cho ăn và quản lý thức ăn trong mùa lạnh cũng phải hợp lý, vì nếu không làm tốt khâu này, dẫn tới dư thừa thức ăn sẽ khiến tình trạng chất lượng nước xấu đi, dễ phát sinh khí độc H2S, NH3… làm tôm khó lột xác. Đồng thời gây hoạt hóa cho mang tôm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi.
Kỹ sư Lê Thi Thơ khuyến cáo, công tác chuẩn bị nước đầu vào phải đúng kỹ thuật, phải duy trì mước nước trong ao ương từ 0,7-0,8m và trong ao nuôi từ 1,2-1,5m. Theo đó, khi nhiệt độ thấp về đêm, oxy trong ao nuôi giảm xuống, bà con nuôi tôm cần tăng cường chạy quạt; vào buổi chiều tôm thường lột xác, cần chú ý tăng cường oxy cho tôm, tăng cường men vi sinh giúp duy trì môi trường ao nuôi sạch. Do thời tiết lạnh, tôm giảm trao đổi chất nên người nuôi tôm cần giảm lượng thức ăn khoảng 20% và nên duy trì chỉ số pH trong ngưỡng thích hợp là 7,5-8,5.
Việc quản lý tốt tôm nuôi mùa lạnh không những giúp cho mô hình nuôi của nông dân mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho gia đình, mà còn góp phần đáp ứng nguồn nguyên liệu cho thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu khi Tết Nguyên đáng đang đến gần.
Diệu Lữ
- nuôi tôm mùa lạnh li> ul>
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt