Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra mô hình canh tác có hiệu quả và thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay càng trở nên cấp thiết. Mô hình luân canh tôm sú – lúa xen tôm càng xanh của ông Nguyễn Công Danh, ngụ ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cho thấy tính hiệu quả cao, ổn định và bền vững.
Ông Danh cho biết, khi mới chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang thực hiện mô hình tôm – lúa, gia đình ông cũng như bao hộ dân quanh vùng gặp nhiều khó khăn về chất lượng con giống, giá cả bấp bênh, bệnh dịch liên tiếp… Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các ngành chức năng trong việc đầu tư xây dựng nạo vét hệ thống thủy lợi nội đồng, nghiên cứu điều tiết nước, bố trí lịch thời vụ sản xuất hợp lý, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình tôm – lúa hiệu quả, phối hợp các doanh nghiệp cung cấp tôm giống, thuốc thú y thủy sản chất lượng… đã giúp nông dân biết thêm nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, hiểu được ý nghĩa bền vững của mô hình tôm – lúa. Do vậy, những năm gần đây, mô hình tôm – lúa đã thể hiện rõ hiệu quả so với chỉ canh tác lúa hoặc nuôi tôm.
Qua nhiều năm canh tác, ông Danh đã đúc kết kinh nghiệm trong nuôi luân canh tôm sú – lúa xen tôm càng xanh. Với diện tích 3 ha thực hiện mô hình, ông chia sẻ kinh nghiệm nuôi của mình như sau:
Về công trình nuôi: ao ươm chiếm 10% tổng diện tích, khoảng 3.000 m2, mương bao ruộng nuôi thiết kế rộng 3,5 – 5 m, bờ bao chắc chắn và giữ nước tốt (không rò rỉ). Mặt trảng tối thiểu 0,5 m.
Vụ nuôi tôm sú: từ tháng 1 đến tháng 8 dương lịch.
– Chọn mua tôm giống tại các cơ sở sản xuất giống có uy tín, giống phải được xét nghiệm sạch bệnh.
– Ươm tôm trước khi thả ra ruộng: tranh thủ lúc thu hoạch lúa và cải tạo đất, ươm tôm 1 tháng trong ao ươm. Sau đó đưa ra ruộng và cải tạo lại ao ươm tiếp tục ươm đợt khác để có tôm nối vụ, đảm bảo mật độ trong ruộng nuôi từ 1 – 2 con/m2.
– Quản lý môi trường ao/ruộng nuôi tôm:
+ Cải tao ruộng nuôi: cùng với quá trình chăm sóc tôm trong ao ươm là quá trình cải tạo ruộng nuôi, sử dụng vôi đá từ 300 – 350 kg/ha bón đều đáy ruộng và phơi tới se mặt bùn.
+ Khi có nước lớn bơm vào ruộng qua ống lọc đạt mức nước 1,0 – 1,2 m dưới mương bao và 0,5 – 0,8 m ở mặt trảng; sau đó sử dụng vôi nông nghiệp (CaCO3 và Dolomite) để ổn định màu nước; kiểm tra các chỉ tiêu: pH từ 7,5 – 8,5, kiềm từ 80 ppm trở lên và màu nước đạt yêu cầu mới tiến hành chuyển tôm nuôi trong ao ươm ra ngoài ruộng.
+ Định kỳ sử dụng vi sinh EM đã ủ lên men 15 ngày/lần, liều dùng 15 lít/3 ha đất.
+ Quan sát màu nước để bón bổ sung vôi, khoáng hoặc phân NPK hợp lý.
+ Khi tôm lớn, thấy đạt đầu con và gặp thời tiết thay đổi (nắng gắt hoặc mưa lớn) tiến hành bón vôi để hạn chế phèn (8 – 10 bao/3 ha). Tùy thực tế lớp bùn đáy ao, rong… dùng thêm Zeolite hoặc YUCCA để hấp thu khí độc, hạn chế tôm nổi đầu.
– Thu hoạch: thực hiện thu tỉa thả bù, vụ nuôi tôm sú thả 3 lần/năm, tổng sản lượng tôm thu 1.243 kg, cỡ tôm thu trung bình 30 con/kg, giá bán trung bình 195.000 đồng/kg, giá trị 242.000.000 đồng.
Vụ trồng lúa: cải tạo ruộng từ tháng 8 và gieo sạ vào tháng 9.
– Giống lúa thực hiện: Một bụi đỏ Hồng Dân.
– Lượng giống gieo sạ: 50 kg/ha.
– Để tăng thêm thu nhập trong vụ lúa, kết hợp thả xen tôm càng xanh đã ươm trong ao ươm khoảng 2 – 2,5 tháng. Mật độ thả xen trong ruộng 1,5 con/m2. Cho tôm ăn bổ sung.
– Trong quá trình canh tác lúa, hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới tôm càng xanh.
– Thu hoạch:
+ Lúa: tổng sản lượng đạt 15,82 tấn, năng suất khoảng 5,5 tấn/ha.
+ Tôm càng xanh: 435 kg, cỡ tôm thu 14 con/kg, giá bán trung bình 110.000 đồng/kg, giá trị đạt 47.850.000 đồng.
Với cách nuôi như trên, thu nhập hàng năm của gia đình ông Danh đạt trung bình 376.850.000 đồng. Trong đó: tôm sú: 242.000.000 đồng, tôm càng xanh: 47.850.000 đồng, lúa: 87.000.000 đồng. Sau khi trừ chi phí (khoảng 162.000.000 đồng), gia đình ông còn lãi 214.000.000 đồng/năm.
Nguồn tin: vasep
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt