“Chị Phượng ‘làm’ con cá này đi!”
Cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng… là những loài cá biển chủ yếu được nuôi trồng ở Khánh Hòa và nhiều tỉnh trên cả nước. Mặc dù đã chủ động được nguồn giống nhưng do nuôi đã nhiều năm nên gần đây các giống cá này thường xuyên xảy ra nhiều dịch bệnh, cá chết nhiều. Chính vì thế, một số hộ nuôi muốn chuyển sang đối tượng nuôi mới để khắc phục những nhược điểm trên và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mong mỏi đó phần nào đã được đáp ứng với giống cá khế vằn, do kỹ sư Lê Thị Như Phượng, Công ty Phượng Hải, TP Nha Trang nghiên cứu làm chủ công nghệ ươm nuôi.
Lâu nay, công ty Phượng Hải đã đưa vào sản xuất ổn định 7 giống cá biển mới như cá bớp, cá mú, cà bè vẫu… trong tổng số 13 giống cá biển được lưu giữ tại công ty. Ý tưởng về sản xuất cá khế vằn là một điều hoàn toàn mới với kỹ sư Phượng, tình cờ đến từ sự gợi ý và đặt hàng của các hộ nuôi thủy sản huyện Vạn Ninh.
Năm 2015, một số ngư dân bắt được giống cá bè vàng ngoài tự nhiên và thả chung các lồng nuôi tôm. Sau 1 năm, họ thấy cá phát triển tốt, trọng lượng đạt 8 lạng đến 1kg với giá bán trung bình từ 120.000-150.000 đồng/kg, dịp lễ tết giá bán hơn 200.000 đồng/kg. “Nhận thấy đây là loài cá có tiềm năng phát triển, một số ngư dân đã đặt vấn đề: ‘chị Phượng ơi chị làm cá này đi’. Khi đó tôi mới suy nghĩ, tìm hiểu vì trước đó tôi chưa hề biết đến loài cá này” – KS Phượng kể.
Qua tìm hiểu, chị Phượng nhận thấy cá bè vàng phân bố chủ yếu ở vùng biển Phú Quốc, Ninh Thuận, Vạn Ninh (Khánh Hòa)… Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, thị trường ưa chuộng nên được ngư dân bắt cá giống ngoài tự nhiên nuôi thương phẩm nhưng nguồn giống tự nhiên ngày càng khan hiếm, kích cỡ không đồng đều và có hiện tượng chết hàng loạt khi mới thả nuôi.
“Qua tìm hiểu trên Internet, tôi thấy trên thế giới chưa có cơ sở nào sản xuất nhân tạo giống cá khế vằn, trong khi đó đây lại là con cá địa phương của Khánh Hòa, trong tương lai sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển. Đặc biệt loài cá này dễ nuôi, có thể sống trong vùng nước lợ, nguồn thức ăn dễ tìm, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, chính vì thế có thể nuôi ở quy mô lớn” – KS Phượng nói.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào thu thập nguồn cá bố mẹ, chị Phượng phải lặn lội đến từng bè cá, gom từng con một, thuyết phục người dân không bán cá, không ăn cá bố mẹ và đồng ý trả giá cao. Nhiều khi, chị phải thuê cả một chuyến ghe ra biển chỉ để thu mua một con cá bố, mẹ. Ròng rã gần nửa năm mới thu được 170 cặp bố mẹ, chị Phượng bắt đầu tiến hành nuôi và nghiên cứu sản xuất các loại thức ăn phù hợp cho cá.
Sau 1 năm, các cặp cá giống phát triển thành thục được cho sinh sản nhân tạo bằng cách thử nghiệm tiêm kích dục tố với các liều lượng khác nhau. Sau nhiều lần thử nghiệm, các cặp cá bố mẹ đã sinh sản hơn 15 triệu cá bột. Từ đó, công ty Phượng Hải đã ươm nuôi sản xuất được hơn 400.000 con cá giống đạt kích cỡ 4 – 6cm/con và đã xuất bán cho nhiều hộ nuôi ở tỉnh Khánh Hòa, Vũng Tàu, Kiên Giang, Quảng Ngãi, Huế….
Tiềm năng phát triển mạnh
Đánh giá cao về tính sáng tạo trong kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá bè vàng của KS Phượng 1, bà Nguyễn Thị Hòa – Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học – Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa nhận định. “Việc chủ động được nguồn cá giống nhân tạo sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi, hơn nữa với xu hướng nghề nuôi biển ngày càng phát triển mạnh, quy mô lớn và hiện đại thì cá bè vàng là một đối tượng nuôi hiện nay được nhiều người dân và doanh nghiệp đang thử nuôi phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở nước ta”.
Là một trong những hộ mua số lượng lớn con giống cá bè vàng, anh Nguyễn Công Biên – xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết sau 1 năm nuôi cá khế vằn, anh nhận thấy loài cá này rất thích hợp với nguồn nước Chà Và. “Với những giống cá như cá bớp, sau 5 năm nuôi sẽ phát sinh nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh. Năm 2017, tôi nuôi song song cá bớp, cá chim, tuy nhiên tỷ lệ hao hụt (cá chết) là khá cao khoảng 50%, còn với giống cá bè vàng, vì là giống mới nên tỷ lệ hao hụt chỉ khoảng 5-10%” – anh Biên nói.
Tuy nhiên anh Biên cũng cho rằng, mặc dù giá cá bè vàng là khá cao (140.000-150.000 đồng/kg) nhưng sức tăng trưởng của loài cá này là hơi chậm so với cá bớp và cá chim, chỉ khoảng 8-9 lạng/con/năm.
Để tiếp tục phát triển giống cá khế vằn, kỹ sư Phượng cho biết đang ký biên bản ghi nhớ với Đại học Nha Trang, hợp tác với các nhà khoa học để nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản cơ bản, đồng thời tạo điều kiện cho các em sinh viên có cơ hội thực tập với giống cá mới này.
“Trên cơ sở đó, thời gian tới, tôi sẽ hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá bè vàng, sau đó sẽ chuyển giao cho bà con; đồng thời tìm hiểu thị trường tiêu thụ và vùng nuôi hợp lý để phát triển giống cá này” – kỹ sư Phượng cho biết.
Đ. Dung
Nguồn: Báo KH&PT
- cá bè vàng li>
- cá khế vằn li>
- giống cá khế vằn li>
- Khánh Hòa li>
- Lê Thị Như Phượng li> ul>
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- IMVN: Hiểu rõ để phòng ngừa và khắc phục
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
Tin mới nhất
T6,11/10/2024
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- IMVN: Hiểu rõ để phòng ngừa và khắc phục
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt