Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn đã giải quyết được vấn đề mà các ao nuôi tôm thông thường gặp phải, đó là quản lý môi trường ao nuôi, nhất là chất thải và khí độc, từ đó giảm thiểu dịch bệnh cho tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn, chế phẩm vi sinh, khoáng và hóa chất xử lý nước giảm 1/3 – 1/2 so với cách nuôi truyền thống, chất lượng tôm thương phẩm cao.
Chuẩn bị cơ sở, vật chất nuôi tôm 3 giai đoạn
Yêu cầu kỹ thuật ao ương tôm thẻ chân trắng giai đoạn 1
Ao có hình tròn hoặc hình chữ nhật, diện tích khoảng 50 – 100 m². Ao được lót bạt HDPE toàn bộ, có mái che. Mỗi ao lắp 1 máy sục khí có công suất 3 kW.
Yêu cầu kỹ thuật ao nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2
Ao nuôi tôm thẻ chân trắng có thể là hình tròn hoặc hình chữ nhật, diện tích khoảng 200 – 250 m², có mái che. Bờ ao phải cao hơn mức nước cao nhất trong ao từ 0,3 – 0,5 m. Bờ ao đủ rộng (> 2 m) để làm đường đi lại, lắp hệ thống điện, đặt động cơ của máy quạt nước. Bờ ao được gia cố bằng bê tông hoặc lót bạt HDPE (độ dày 0,76 – 1 mm).
Ao nổi hoặc chìm, được lót bạt HDPE toàn bộ. Rốn ao được thiết kế ở giữa ao và có hệ thống ống dẫn xiphong chất thải ở giữa ao và dẫn ra ao chứa bùn. Mỗi ao cần được bố trí 1 máy sục khí công suất 2,5 kW, 1 quạt nước có 8 – 12 cánh, công suất 2,5 kW.
Yêu cầu kỹ thuật ao nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 3
Diện tích ao nuôi 500 – 1.500 m². Thiết kế ao tương tự giai đoạn 2. Mỗi ao được bố trí 1 máy sục khí công suất 3,5 kW, 2 giàn quạt công suất 3,5 kW, 12 – 14 cánh/giàn.
Ao chứa bùn: Dùng để chứa bùn thải từ các ao nuôi xiphong ra. Chất thải được để lắng 2 – 5 ngày, sau khi bùn chìm xuống, thì bơm nước cùng chất hữu cơ lơ lửng về ao lắng thô (ao thả cá rô phi) để cá rô phi xử lý chất hữu cơ lơ lửng.
Ao lắng thô: Nước được lấy từ kênh cấp vào ao lắng, lọc qua hệ thống lọc ngầm ở giữa ao. Tại đây, cá rô phi nuôi với mật độ 3 – 5 con/m2, cỡ cá ≤ 50 g/con để xử lý nước ao nuôi nhằm tái sử dụng nguồn nước. Ao lắng thô là ao đất được khử trùng, diệt tạp.
Ao xử lý: Được dùng để xử lý các chất hữu cơ, mầm bệnh. Ao được thiết kế cho nước chảy theo đường zíc zắc từ đầu đến cuối ao. Tại ao này, nước được xử lý bằng các loại hóa chất nhằm lắng tụ các chất hữu cơ và diệt mầm bệnh.
Ao sẵn sàng: Mục đích để chứa nước đã sạch mầm bệnh và đã được điều chỉnh chất lượng đạt các chỉ tiêu quy định trong QCVN 02-19:2014/BNNPTNT về nước dùng cho nuôi TTCT, trước khi cấp vào ao nuôi. Ao sẵn sàng nên đặt ở vị trí gần ao xử lý nước và các ao nuôi. Ao sẵn sàng được bố trí 1 hệ thống giàn quạt với 12 – 14 cánh, công suất 2,5 kW.
Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi tôm 3 giai đoạn
Yêu cầu kỹ thuật xử lý nước
Nước được lấy từ kênh cấp chung qua bể lọc ngầm ở đáy ao vào ao lắng thô để lắng 1 đến 2 ngày. Sau đó được bơm sang ao xử lý. Tại đường zíc zắc đầu nguồn nước được xử lý bằng PAC (Poly Aluminum Chloride) với nồng độ 5 ppm và thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 4 – 5 ppm.
Tiếp đó nước được xử lý bằng TCCA với nồng độ 5 ppm và Chlorine 15 ppm trước khi cho sang ao sẵn sàng. Tại đây, nước được bổ sung khoáng chất, kiềm và điều chỉnh pH. Khi đạt tiêu chuẩn thì cấp vào ao nuôi ở mức 1 – 1,2 m.
Yêu cầu kỹ thuật thả giống
Tôm giống cỡ PL12 trở lên, chiều dài 9 – 11 mm. Tôm giống khỏe mạnh, đồng đều, nhanh nhẹn, không dị tật, dị hình. Tôm giống được mua từ trại giống có đủ điều kiện theo quy định của Bộ NN&PTNT và đạt yêu cầu chất lượng theo TCVN 10257:2014.
Tôm giống sau khi đưa về cơ sở nuôi được cân bằng nhiệt độ với ao ương, trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút, rồi mới thả tôm. Nên thả tôm giống vào buổi sáng (từ 6 – 8 h) hoặc vào chiều mát (từ 16 – 17 h). Mật độ ương 2.000 – 4.000 con/m².
Yêu cầu kỹ thuật ương tôm
Gây floc ở ao ương: Sử dụng 180 l nước ngọt sạch, cám gạo 2 kg, 2 kg thức ăn tôm số 0 (43% protein), 5 kg mật rỉ đường, 1 kg muối ăn và 500 g chế phẩm sinh học có thành phần gồm Bacillus subtilis 108 CFU/kg, Bacillus licheniformis 108 CFU/kg, Bacillus megaterium 108 CFU/kg, Bacillus polymyxa 108 CFU/kg. Sục khí liên tục 1 – 2 ngày, sau đó thì tạt đều xuống ao. Bổ sung liên tục trong 5 ngày đầu, bật quạt nước và sủi liên tục để tạo biofloc. Lượng mật rỉ đường và chế phẩm sinh học được điều chỉnh theo lượng thức ăn để đạt được tỷ lệ C/N là ≥ 12/1.
Trong tuần đầu tiên, tôm được cho ăn 8 lần/ngày bằng thức ăn số 0, 1. Tuần sau đó, tôm được cho ăn bằng thức ăn số 1, hàm lượng đạm đạt ít nhất 43%, với tần suất 7 bữa/ngày và giảm xuống còn 6 cữ/ngày ở tuần 3. Đồng thời gây biofloc để làm thức ăn cho tôm. Hàng ngày theo dõi và kiểm soát thức ăn, theo dõi hàm lượng floc, các dấu hiệu bất thường của tôm để có biện pháp xử lý phù hợp.
Thời gian ương từ 25 – 30 ngày, đến khi tôm giống đạt cỡ 1.500 – 2.000 con/kg thì tiến hành chuyển sang ao nuôi giai đoạn 2.
Tôm giống
Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm giai đoạn 2
Tôm được nuôi với mật độ nuôi 350 – 800 con/m2. Trước khi thả tôm từ 5 – 7 ngày cần tiến hành gây floc tương tự như ở giai đoạn 1. Tuần đầu, tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao (> 42% protein), cỡ số 1; đồng thời gây floc ở ao nuôi. Từ thứ tuần 2 trở đi, tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp với các cỡ phù hợp với ngày tuổi của tôm.
Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm giai đoạn 3 nuôi
Tôm nuôi bằng công nghệ semi biofloc với mật độ 150 – 250 con/m². Thời gian nuôi 30 – 60 ngày. Gây biofloc tương tự như ao nuôi giai đoạn 2. Tôm được cho ăn 4 cữ/ngày, căn cứ vào ngày tuổi và sức ăn thực tế để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Hàng ngày kiểm tra chất lượng nước, dấu hiệu bệnh của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn. Mỗi ngày thay khoảng 15 – 20% lượng nước trong ao.
Thu hoạch tôm đúng cách
Ao nuôi được làm cạn 50% lượng nước, dùng lưới quét kéo và thu tôm. Sau khi thu tôm xong thì xả lượng nước còn lại ra ao chứa bùn. Tại ao chứa bùn, nước được để lắng. Sau đó phần chất hữu cơ lơ lửng hòa tan trong nước được bơm sang ao lắng thô để cá rô phi xử lý để tái sử dụng cho vụ nuôi tiếp theo.
Hồng Huyền
Tepbac.com
- kỹ thuật nuôi tôm 3 giai đoạn li> ul>
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt