Trong trận lũ lịch sử vừa qua tại Hà Tĩnh, theo số liệu ban đầu, gần 2.900 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng nặng nề, giá trị thiệt hạt gần 170 tỷ. Hàng trăm hộ dân bỗng chốc lâm vào cảnh trắng tay…
Gia đình anh Nguyễn Tiến Hùng (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên) là một trong những hộ nuôi tôm bị thiệt hại lớn trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên.
Khi trò chuyện, anh Hùng vẫn chưa hết bần thần vì xót của, xót tôm. Anh Hùng cho biết: “Dù có chuẩn bị trước nhưng vào rạng sáng ngày 19/10, nước lên nhanh không kịp trở tay, dâng tràn qua bờ, ngập băng tất cả. Chúng tôi lúc ấy chỉ còn cách hô hoán nhau, bỏ của chạy lấy người”.
Khi nước rút, anh Hùng đã cố vớt vát lại số tôm còn lại nhưng không đáng là bao.
“Khi nước rút dần, quay về chỉ còn lại mấy cái sục khí bị lũ cuốn nằm chỏng chơ, mọi thứ đều đã tan tác. Gia đình tôi mất khoảng 16 – 18 tấn tôm và toàn bộ tài sản, máy móc với giá trị hơn 3 tỷ đồng. Khó khăn chồng chất khó khăn, năm nay tôi coi như trắng tay” – anh Hùng tâm sự.
Cách đó không xa, anh Trần Độ Phúc chỉ còn biết kéo lại số lồng bè và lưới bị sóng đánh hư hỏng lên bờ. Anh Phúc xót xa: “Gần 1 tấn cá nuôi trên sông Gon trị giá hơn 110 triệu đồng, vốn liếng vay mượn để sản xuất đã bị cuốn theo dòng nước lũ. Gia đình năm nay chắc sẽ mất tết vì tất cả đều trông chờ vào vụ cá này”.
Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phúc Thăng Hoàng Kim Tuý cho biết: “Số diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã gồm 20 hộ nuôi tôm, 48 hộ nuôi cá nước ngọt, 13 hộ nuôi cá lồng bè bị trôi hoàn toàn, giá trị gần 9 tỷ đồng. Thuỷ sản là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nhất trên địa bàn xã, người dân gần như kiệt quệ. Chúng tôi đang thống kê, rà soát lại để đề xuất các chính sách hỗ trợ người nuôi khắc phục khó khăn, sớm khôi phục lại sản xuất”.
Tại những vùng “né” được ngập lụt của huyện Cẩm Xuyên, người nuôi trồng thuỷ sản đang như “ngồi trên đống lửa” vì tôm, cá bị sốc nước, nhiễm bệnh và chết dần.
“Môi trường thay đổi quá nhanh khiến diện tích tôm và sò của gia đình không kịp thích ứng. Tôm bị bệnh đỏ thân, lờ đờ rồi chết, từ ngày 19/10 đến nay, chúng tôi đã “rớt” mất gần 3 tấn tôm cỡ 1,5 tháng tuổi trị giá gần 200 triệu đồng. Tôi đang sợ rằng, số tôm còn lại cũng sẽ không “trụ” nổi. Anh em trong nghề thông tin cho nhau thì nhiều hộ cũng gặp tình trạng này, con tôm rất khó nuôi, cứ “dính” nước mưa quá nhiều thì tỉ lệ sống rất thấp” – anh V.D (thị trấn Thiên Cầm) cho hay.
Tương tự, các vùng nuôi trồng thủy sản ở huyện Thạch Hà cũng lâm vào cảnh xơ xác, tài sản của người dân đều đã bị cuốn theo dòng nước đục ngầu. Theo thống kê ban đầu, toàn huyện có hơn 760 ha diện tích bị ngập lụt, thiệt hại ước tính hơn 36 tỷ đồng.
Anh Q.V. (xã Thạch Sơn, Thạch Hà) chia sẻ: “Chưa bao giờ tôi chứng kiến vùng nuôi Hà Lầm này ngập sâu như vậy. Nước lên quá nhanh, anh em chỉ còn biết trơ mắt đứng nhìn gần hơn 4 tấn tôm đã đến ngày xuất bán, ước giá trị gần 500 triệu đồng đổ sông, đổ biển. Gia đình đã cố vớt vát nhưng chỉ còn lại toàn bùn đất và một ít tôm bị chết. Rất mong sự quan tâm của các cấp để chúng tôi có thể vay vốn sửa chữa, cải tạo hồ và đầu tư nuôi tiếp trong những vụ tới”.
Theo thống kê sơ bộ ban đầu của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, trận lũ lịch sử đã khiến gần 2.900 ha nuôi trồng thủy sản và hơn 1.000 m3 nuôi lồng bè bị ảnh hưởng. Sản lượng ước tính thiệt hại hơn 2.600 tấn với giá trị gần 170 tỷ đồng (sản lượng nuôi ngọt hơn 1.600 tấn, sản lượng nuôi mặn lợ hơn 1.000 tấn, 11 tấn cá lồng bè).
Theo thống kê sơ bộ ban đầu, trận lũ lịch sử đã khiến gần 2.900 ha nuôi trồng thủy sản và hơn 1.000 m3 nuôi lồng bè bị ảnh hưởng. Trong đó, các huyện chịu ảnh hưởng nặng nề là: Thạch Hà (760 ha, giá trị hơn 36 tỷ), Lộc Hà (hơn 300 ha, giá trị hơn 25 tỷ), Cẩm Xuyên (hơn 420 ha, giá trị hơn 20 tỷ), Kỳ Anh (hơn 360 ha, trị giá 34 tỷ)…
Ông Lưu Quang Cần – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh cho biết: “Thiệt hại của ngành nuôi trồng thuỷ sản là hết sức nặng nề, nhiều vùng nuôi lớn của tỉnh đã bị “xoá sổ” hoàn toàn. Đơn vị đã phân công cán bộ xuống địa bàn nắm tình hình, kịp thời hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp kỹ thuật để xử lý môi trường nước đối với các diện tích nuôi trồng còn lại và thống kê thiệt hại để báo cáo lên cơ quan chức năng”.
“Sau lũ lụt, môi trường nuôi xáo trộn, nhiều loại bệnh rất dễ xuất hiện, do đó, người dân cần theo dõi thường xuyên các ao nuôi tôm, hệ thống lồng bè nuôi cá, báo với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời; bổ sung vitamin C, khoáng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng. Đối với diện tích ao hồ đã bị lũ cuốn trôi, thiệt hại lớn, đề nghị các cấp chính quyền có hỗ trợ, tạo điều kiện vay vốn để các hộ có thể tiếp tục cải tạo lại hạ tầng, thả nuôi vụ mới trong thời gian tới”.
Thái Oanh Báo Hà Tĩnh
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt