100% lô hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu phải chịu quy trình kiểm dịch để ngăn ngừa dịch bệnh khiến thời gian thông quan chậm trễ, phát sinh nhiều chi phí.
Kiểm dịch thủy sản đông lạnh nhập khẩu còn nhiều bất cập
Báo cáo của Bộ NN&PTNT gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP, cho biết, từ năm 2018 – 2021 đã cắt giảm 78% (so với năm 2017) số lượng dòng hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc phạm vi quản lý.
Tuy nhiên, tính đến tháng 1/2022, Bộ NN-PTNT đã ban hành ba thông tư liên quan đến vấn đề kiểm dịch đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể là các Thông tư 26/2016, Thông tư 36/2018 và Thông tư 11/2021. Theo đó, 100% các lô hành nhập khẩu đều phải thực hiện kiểm tra và phải có chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu do cơ quan Thú y cấp thì mới được làm thủ tục thông quan.
Với thời gian chờ trung bình từ 2 cho đến 5 ngày làm việc, chưa kể ngày nghỉ hoặc thời gian để được cán bộ Thú y kiểm tra, quy định này đã vô tình khiến quá trình thông quan các lô hàng thủy sản chế biến đông lạnh nhập khẩu bị kéo dài, doanh nghiệp phải chịu nhiều chi phí phát sinh.
Số liệu thống kê cho thấy, trong 10 năm qua, danh mục kiểm dịch đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu ngày càng được mở rộng. Nhưng cơ sở pháp lý hay báo cáo nguy cơ, thông lệ quốc tế hoặc thông tin dịch bệnh lại không cho thấy có sự thay đổi nguy cơ lây nhiễm của ngành hàng này. Các Thông tư về kiểm dịch thủy sản hiện hành cũng chưa phân biệt rõ ràng các chỉ tiêu về an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
Quy định kiểm dịch cần linh hoạt và điều chỉnh theo thực tế
Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, những quy định trên đang vô tình gây khó cho doanh nghiệp dẫn đến những chi phí phát sinh không đáng có.
“Tôi ví dụ, 9 tháng đầu năm 2021 đã có 50.533 lô hàng thủy sản nhập khẩu, nếu lấy thời gian kiểm dịch tối thiểu là 2 ngày/lô thì một năm ước tính thời gian làm thủ tục của doanh nghiệp phải dành cho làm thủ tục kiểm dịch là hơn 100 nghìn ngày và ước tính chi phí cho việc lưu kho đã lên tới hơn 224 tỷ đồng”.
Theo ông Nam, việc ngăn chặn bệnh dịch cho một đối tượng động vật bản địa cụ thể thì phải có báo cáo đánh giá rủi ro. Điều này đã được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) quy định và hướng dẫn hàng năm rất rõ ràng. Nhưng đến nay, Thông tư 26/2016 và sau đó là Thông tư 36/2018 thay thế, đều chưa đưa ra được các kết quả đánh giá rủi ro dịch bệnh thủy sản đối với các đối tượng đang chịu sự kiểm dịch.
“Các quy định kiểm dịch thủy sản nhập khẩu hiện hành đang đưa toàn bộ các sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh vào trong danh mục phải kiểm dịch thủy sản. Điều này là không đúng bản chất cũng như nguyên tắc của hoạt động kiểm dịch”.
Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Thủy sản
Mặt khác, các sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam sẽ được đưa vào các kho đông lạnh của hệ thống phân phối để bán cho người tiêu dùng làm thực phẩm hoặc là đưa vào bảo quản tại các kho đông lạnh với nhiệt độ dưới -180C làm nguyên liệu để chế biến tiếp cho mục đích xuất khẩu. Do vậy, chưa thấy có bằng chứng hay bất cứ báo cáo khoa học nào về nguy cơ lây truyền dịch bệnh từ các sản phẩm thủy sản nhập khẩu đông lạnh sang cho thủy sản sống trong môi trường xung quanh ở Việt Nam.
Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam cho biết thêm, vấn đề cốt lõi hiện nay khiến các doanh nghiệp thủy sản cảm thấy không thỏa đáng là, một mặt hàng thực phẩm thuỷ sản nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa…có chung một nguồn gốc xuất xứ, do một doanh nghiệp nhập khẩu trong nhiều năm nhưng 100% đều phải thực hiện kiểm tra theo quy định.
Như vậy, việc quản lý theo nguyên tắc rủi ro đã không được áp dụng, khiến danh mục hàng hoá phải kiểm giảm đi rất ít.
Nguồn tin: Nguoiduatin.vn
Trước đó, ngày 29/11/2021, VASEP gửi Thư thỉnh nguyện tới Thủ tướng Chính Phủ; Bộ NN-PTNT về những bất cập vừa nêu và tại cuộc họp ngày 04/01/2022, lãnh đạo các đơn vị của Bộ NN-PTNT, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính Phủ) đã ghi nhận những ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp thủy sản và sẽ có văn bản báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
- Trung Quốc đặc biệt yêu thích tôm hùm Việt Nam
- Tiền Hải: Phòng, chống bệnh đốm trắng trên tôm
- Nắng nóng xen mưa, Sóc Trăng tăng cường giải pháp bảo vệ tôm nuôi
- Con tôm “chạy nước rút” trước bão thuế, tìm bệ đỡ từ thị trường mới
- Khai thác lợi thế phát triển thủy sản
- Xuất khẩu tôm Việt Nam vượt 1,3 tỷ USD nhờ lực đẩy từ các thị trường lớn
- Người dân Hà Tĩnh chủ động phòng dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Phát triển sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực thủy sản cùng trung tâm đào tạo và đổi mới về đậu nành Soy Excellence Center
- Chứng nhận carbon cho thủy sản: Vì sao doanh nghiệp Việt chậm chân hơn Thái Lan?
Tin mới nhất
T5,29/05/2025
- Trung Quốc đặc biệt yêu thích tôm hùm Việt Nam
- Tiền Hải: Phòng, chống bệnh đốm trắng trên tôm
- Nắng nóng xen mưa, Sóc Trăng tăng cường giải pháp bảo vệ tôm nuôi
- Con tôm “chạy nước rút” trước bão thuế, tìm bệ đỡ từ thị trường mới
- Khai thác lợi thế phát triển thủy sản
- Xuất khẩu tôm Việt Nam vượt 1,3 tỷ USD nhờ lực đẩy từ các thị trường lớn
- Người dân Hà Tĩnh chủ động phòng dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Phát triển sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực thủy sản cùng trung tâm đào tạo và đổi mới về đậu nành Soy Excellence Center
- Chứng nhận carbon cho thủy sản: Vì sao doanh nghiệp Việt chậm chân hơn Thái Lan?
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân