Bệnh vi bào tử làm tôm còi cọc, chậm lớn. Tỷ lệ chết tăng nhanh, trong vòng 1-2 tuần tôm chết 60-70%, nếu tôm bệnh nặng có thể chết tới 100%.
1. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh bước đầu điều tra ở một số địa điểm nuôi tôm tại Việt Nam xác đinh chúng thuộc ngành vi bào tử Microspora, Lớp Microsporea, Bộ Microsporida, họ Enterocytozoonidae thuộc giống Enterocytozoon, ký sinh nội bào. Nhuộm gram bào tử trưởng thành bắt màu tím (hình 1) ở tế bào chất của tế bào gan tụy tôm sú.
Hình 1: Bào tử trưởng thành trong gan tụy tôm sú (nhuộm gram- mẫu thu ở Hải Phòng, 8/2010)
Hình kính hiển vi điện tử bào tử trưởng thành cắt dọc hình bầu dục, kích thước 625-1.050 (927) x 940-2.000 (1.537) nm, thành bào tử dày 35-90 (61)nm. Phía trước có cực nang (PP), đỉnh phía trước là đĩa bám (ad), phía sau có không bào (PV), giữa có 1 nhân (N), hai bên cực nang có 5 vòng sợi tơ (pf). (hình 101). Các giai đoạn phát triển của bào tử đều phát triển ở trong tế bào chất của vật chủ (tế bào gan tụy), trên mặt tế bào vật chủ có chứa nhiều hạt nhỏ (bleb).
Kích thước Enterocytozoon sp nghiên cứu lớn hơn loài E. hepatopenaei Somjintana Tourtip et al, 2009 (700×1.100nm). Trình tự đoạn khuếch đại của vi bào tử nghiên cứu cho thấy không tương đồng với trình tự nucleotide của Enterocytozoon hepatopenaei.
Hình 2: Bào tử cắt dọc hình bầu dục, phía trước có cực lạp thể (PP), đỉnh phía trước là đĩa bám (ad), phía sau có không bào (PV), giữa có 1 nhân (N), hai bên cực nang có 5 vòng sợi tơ (pf) (HKHVĐT- mẫu thu Hải Phòng, 8/2010)
2. Dấu hiệu bệnh lý
Trạng thái: tôm bị bệnh hoạt động chậm chạp, bơi vào bờ ao và chết. Tỷ lệ tôm chết tăng nhanh, trong vòng 1-2 tuần tôm chết 60-70%, nếu tôm bệnh nặng có thể chết tới 100%.
Dấu hiệu bên ngoài: tôm bị bệnh không có dấu hiệu bệnh đặc trưng, thường tôm chậm lớn và phân đàn (hình 3A,B). Dấu hiệu bên trong: gan tụy tôm bệnh nặng hoại tử (dịch hóa), tôm nhẹ không có đấu hiệu rõ ràng. Khi tôm yếu và chết gan tụy thối rữa rất nhanh.
Dấu hiệu mô bệnh học: mô hình ống gan tụy hầu hết hoại tử (rỗng) và có chứa nhiều giọt mỡ (hình 4,5). Một số tế bào trên mô hình ống trương to chứa đầy các hạt nhỏ, nhân phân hóa (hình 6)
Hình 3A: Tôm bệnh chậm lớn, phân đàn (mẫu thu, tháng 8/2010- Bạc Liêu). Hình 3B: Tôm bệnh chậm lớn, phân đàn (mẫu thu, tháng 8/2010- Tiền Giang)
Hình 4A: Bào tử trưởng thành trong tế bào gan tụy tôm sú chứa đầy hạt nhỏ, nhân phân hóa (nhuộm giemsamẫu thu ở Tiền Giang, 8/2010). Hình 4B: Bào tử trưởng thành trong gan tụy tôm sú (nhuộm giemsa- mẫu thu ở Sóc Trăng, 8/2010)
Hình 5: Gan tụy hoại tử (dịch hóa) (mẫu thu 8/2010, Bạc Liêu). Hình 6: Tế bào mô hình ống gan tụy trương to, chứa đầy hạt nhỏ, nhân phân hóa (nhuộm H&E, mẫu thu Hải Phòng, 8/2010)
3. Phân bố và lan truyền bệnh
Kết quả phân tích mẫu gan tụy tôm sú nuôi thương phẩm trong các ao đang bị bệnh, bằng phương pháp mô bệnh học, tỷ lệ nhiễm vi bào tử (Enterocytozoon sp) là 83,33-100(92,77)%; trong các ao tôm khỏe (bình thường) tỷ lệ nhiễm vi bào tử (Enterocytozoon sp) là 0-28,33(22,00)% và trong tôm post là 19,44% .
Các ao nuôi tôm sú thương phẩm trong các tháng khác nhau (từ tháng thứ nhất (<30 ngày nuôi) đến tháng thứ 4 (>90 ngày nuôi), khi tôm có dấu hiệu chậm lớn, phân đàn và chết, kiểm tra bằng mô bệnh học tỷ lệ nhiễm vi bào tử (Enterocytozoon sp) từ 92,14-97,78% và một số ao tỷ lệ nhiễm 100%.
Tổng số 22 mẫu gan tụy tôm sú kiểm tra bằng kỹ thuật kính hiển vi điện tử đã phát hiện 21 mẫu (95,45%) có vi bào tử (Enterocytozoon sp) ở các dạng khác nhau: bào tử trưởng thành, bề mặt tế bào vật chủ có nhiều hạt nhỏ (Bleb). Các mẫu gan tụy của tôm sú thu từ ao đang bệnh đều bắt gặp các vi bào tử. Tôm post thu 3 mẫu kiểm tra bắt gặp 2 mẫu có vi bào tử.
Phân tích bằng phương pháp sinh học phân tử: PCR, que thử WSSV, YHD, mô bệnh học, tôm hầu như không nhiễm những bệnh do vi rút thường gặp ở Việt Nam (MBV, WSSV, YHD, BMN, HPV…). Phân lập vi khuẩn ít gặp Vibrio spp.
4. Chẩn đoán bệnh
Phương pháp chẩn đoán khác nhau: mô bệnh học, kính hiển vi điện tử, sinh học phân tử trên các tôm bệnh có thể xác định nguyên nhân chủ yếu do vi bào tử (Microsoporidia) giống Enterocytozoon sp, họ Enterocytozoonidae ký sinh nội bào.
5. Phòng và trị bệnh
Vi bào tử thuộc nhóm ký sinh nội bào, chúng có vỏ khá bền vững nên việc dùng thuốc trị bệnh gặp rất khó khăn, do đó biện pháp chính là phòng bệnh cho tôm nuôi, như sau:
– Diệt tác nhân gây bệnh từ môi trường: Dùng viên sủi khử trùng TCCA diệt tác nhân gây bệnh ở đáy ao nuôi và môi trường nước. Dùng chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường, hạn chế thay nước ngăn ngừa mầm bệnh từ môi trường bên ngoài vào. Nếu thay nước phải lấy từ ao lắng đã được khử trùng.
– Phòng bệnh cho tôm: Dùng thuốc thảo dược EKVARIN, liều lượng 1ml/10kg tôm/ngày; trị bệnh cho ăn 5-7 ngày; phòng bệnh định kỳ 15 ngày cho tôm ăn một đợt 3 ngày liên tục, cho tôm ăn tăng sức đề kháng bệnh cho tôm nuôi.
– Phục hồi chức năng của gan tụy tôm bị hoại tử: Dùng thuốc đa axit amin, Enzym, đa Vitamin, đa vi lương… để nhanh chóng phục hồi gan tụy cho tôm nuôi.
Bùi Quang Tề
Nguồn: Tép Bạc
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Nông dân Nghệ An nuôi tôm rải vụ, tối ưu hóa lợi nhuận
- MiXscience Asia: Cung cấp giải pháp tự nhiên phòng bệnh hữu hiệu trên thủy sản (tôm/cá)
- Skretting: Khánh thành dây chuyền sản xuất LifeStart đầu tiên tại châu Á, ra mắt năm sản phẩm mới cho trại giống
- Cần liên kết chuỗi cung ứng con nuôi thủy sản, giúp nông dân an tâm sản xuất
Tin mới nhất
T2,12/05/2025
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Nông dân Nghệ An nuôi tôm rải vụ, tối ưu hóa lợi nhuận
- MiXscience Asia: Cung cấp giải pháp tự nhiên phòng bệnh hữu hiệu trên thủy sản (tôm/cá)
- Skretting: Khánh thành dây chuyền sản xuất LifeStart đầu tiên tại châu Á, ra mắt năm sản phẩm mới cho trại giống
- Cần liên kết chuỗi cung ứng con nuôi thủy sản, giúp nông dân an tâm sản xuất
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân