[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Phân trắng là loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi thường bắt đầu gặp từ thời điểm tôm nuôi được 50 ngày trở đi.
Tôm bị phân trắng có hiện tượng ruột lỏng, đường ruột ở đốt thân cuối của tôm (gần gai đuôi) bị đứt khúc và có màu trắng đục (Nguồn: Globalseafood)
Tác nhân gây bệnh
Thức ăn kém chất lượng: Thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị mốc và chứa độc tố khi cho tôm ăn các loại thức ăn này sẽ bị bệnh đường ruột. Thức ăn cho ăn bị dính trên thành bạt, cầu nhá, máy quạt… lâu ngày bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, rơi xuống tôm ăn dẫn đến bệnh lây lan.
Do tảo độc: Một số ao nuôi có sự phát triển các nhóm tảo lam với mật số cao hoặc các nhóm tảo độc khác như Pseudonitzschia spp ảnh hưởng đến tôm. Các loài tảo này có thể tiết ra độc tố trong môi trường ao nuôi hoặc khi tôm ăn phải các loại tảo độc sẽ làm rối loạn chức năng đường ruột dẫn đến tôm không tiêu hóa được thức ăn.
Nguồn tôm giống không đảm bảo chất lượng: Sử dụng nguồn tôm giống yếu từ các cơ sở sản xuất tôm kém chất lượng và không có các chứng nhận an toàn dịch bệnh.
Nội ký sinh trùng Gregarines: Sự hiện diện của Gregarines trong đường ruột tôm và hệ gan tuỵ có thể dẫn đến tình trạng tôm bị phân trắng. Khi ký sinh trong đường ruột tôm chúng gây tổn thương các biểu mô, tắc nghẽn ruột, tổn thương niêm mạc ruột, do đó ruột tôm sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng.
Sự hiện diện của Vibrio spp với mật số cao: Điều kiện môi trường nước ao nuôi kém chất nước khi hàm lượng vật chất hữu cơ tích luỹ cao, thức ăn dư thừa nhiều không được phân huỷ sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển và tăng mật số của Vibrio spp.
Dấu hiệu lâm sàng
Dấu hiệu đầu tiên nếu để lâu không điều trị có thể dẫn tôm bị ruột lỏng, ruột đứt khúc, cong thân, đường ruột ở đốt thân cuối của tôm (gần gai đuôi) bị đứt khúc và có màu trắng đục (người nuôi tôm thường gọi hạt gạo hay mủ đuôi).
Phân trắng hoặc vàng nâu nổi nhiều hơn phân bình thường, nổi trên mặt nước và dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió. Gan tụy tôm trắng và mềm. Đồng thời, ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng.
Tôm bị phân trắng có hiện tượng mềm vỏ và có thể dẫn đến lệch size. Tôm có hiện tượng chết rải rác hàng ngày trong thời gian bị phân trắng.
Phương pháp phòng bệnh
Tôm giống chất lượng và sạch bệnh, chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn có chất lượng, đầy đủ dưỡng chất và nên cho tôm ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi với thức ăn phù hợp và không bị dư thừa. Chúng ta nên bảo quản tốt thức ăn, không nhiễm nấm mốc, độc tố.
Siphon nếu có bùn tích lũy tại đáy ao. Vận hành máy quạt nước tăng oxy, tạo dòng chảy gom cặn và làm sạch đáy ao tại ao xử lý nước thải trong 24 giờ trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Sử dụng định kỳ các dòng men vi sinh cấy vào ao nuôi với thành phần lợi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus amyloliquefaciens, Saccharomyces cerevisiae,… Bổ sung các sản phẩm có thành phần từ Allicin(chiết xuất tỏi) và Glucan (Aspergilus oryzae) vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
Quản lý các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn, độ trong… luôn nằm trong ngưỡng thích hợp. Thường xuyên theo dõi biểu hiện bên ngoài của tôm như ruột lỏng, ruột đứt khúc, đuôi phân trắng để phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.
Diệt các vật chủ trung gian mang mầm như hai mảnh vỏ, ốc, giáp xác và nhuyễn thể tạp bệnh tại các ao lắng sẵn sàng giúp loại bỏ sự xâm nhập của chúng vào ao nuôi khi cấp nước.
Khánh Huyền (Tổng hợp)
- bệnh phân trắng li>
- phân trắng trên tôm li> ul>
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
- Bảo vệ ao tôm trước bão lũ: Những việc cần làm
- ‘Chìa khoá’ thành công của tỷ phú nuôi tôm Nghệ An – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024
- Mẹo giảm chi phí nuôi tôm để đạt lợi nhuận tối ưu
- Trung Quốc: Sản lượng thức ăn nuôi tôm tăng vọt
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
- Bảo vệ ao tôm trước bão lũ: Những việc cần làm
- ‘Chìa khoá’ thành công của tỷ phú nuôi tôm Nghệ An – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024
- Mẹo giảm chi phí nuôi tôm để đạt lợi nhuận tối ưu
- Trung Quốc: Sản lượng thức ăn nuôi tôm tăng vọt
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt