Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, trong những năm qua, anh Châu Văn Hồng, ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống thông qua mô hình nuôi lươn thương phẩm an toàn sinh học.
Anh Hồng chăm sóc lươn.
Gia đình anh Hồng có 3 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính. Khi lập gia đình, anh được cha mẹ cho riêng 1.000 m2 đất canh tác. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh đi làm thuê đủ nghề mới tạm đủ trang trải cuộc sống gia đình. Khó khăn trong cuộc sống đã thôi thúc anh phải suy nghĩ tìm hướng đi riêng để thoát đói nghèo. Sau khi tìm hiểu thị trường, thấy giá lươn thịt luôn ở mức cao và ổn định nên anh quyết định thực hiện mô hình này. Những năm đầu, anh nuôi thử nghiệm nhưng đều thất bại, do sử dụng con giống tự nhiên không đạt chất lượng, lươn không lớn và dễ bị bệnh. Năm 2017, thông qua tập huấn, hướng dẫn của ngành khuyến nông thị xã Cai Lậy, anh chọn xây dựng mô hình nuôi lươn thương phẩm an toàn sinh học. Anh thiết kế 8 bể nuôi, mỗi bể có diện tích 1,5×1,8m, có hệ thống cấp thoát nước tốt, giá thể là dây ni-lon buộc chùm thả xuống bể, mực nước trong bể từ 10 – 30cm, tùy theo trọng lượng lươn lớn hay nhỏ. Mỗi bể thả 500 con, mật độ nuôi 200 con/m2. Ao nuôi định kỳ 7 – 10 ngày tát thuốc sát khuẩn nước như: Iodin, BKC.
Thức ăn cho lươn là thức ăn viên 1 – 3 mm, loại 44% đạm hiệu UP. Qua 12 tháng nuôi, từ 4.000 con lươn, anh Hồng thu hoạch được 482,5 kg lươn thịt, bán giá bình quân 180.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí như con giống, thức ăn, thuốc thú y và công chăm sóc, anh thu lãi được 30 triệu đồng. Năm 2019, anh sản xuất được 80.000 con lươn giống và 800kg lươn thịt, thu lợi nhuận 200 triệu đồng. Năm 2020, anh dự kiến thu hoạch 80.000 con lươn giống và 800kg lươn thịt, lợi nhuận ước đạt trên 250 triệu đồng.
Thông qua mô hình sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm an toàn sinh học, anh Hồng đúc kết một số kinh nghiệm như: Sử dụng lươn thương phẩm tự nuôi để làm lươn bố mẹ, theo dõi vớt trứng và lươn con ra ương riêng, thay nước hệ thống ương 2 – 3 lần/ngày, tháng thứ nhất cho lươn con ăn trùn chỉ, sau đó cho ăn thức ăn viên loại 40% đạm. Nuôi lươn thương phẩm phải làm mái che và không đất, giá thể là dây ni-lon buộc chùm. Sau 3 tháng nuôi nên phân loại kích cỡ ra nuôi riêng bể tránh con lớn ăn con nhỏ, thức ăn lươn thịt phải phù hợp từng giai đoạn phát triển nhưng đạm càng cao càng tốt, tốt nhất là 40 – 44% đạm, mỗi ngày cho ăn từ 2 – 3 lần, nên thay 100% nước trước hoặc sau khi cho ăn, tùy theo điều kiện, trong quá trình thay nước nên vệ sinh bạt nuôi.
Mô hình nuôi lươn thịt an toàn sinh học là mô hình mới đạt hiệu quả cao, không cần diện tích lớn, thông qua mô hình sản xuất này, gia đình anh Hồng có cuộc sống khấm khá, mua sắm đầy đủ tiện nghi, có điều kiện nuôi con ăn học. Với những kinh nghiệp tích lũy được, anh sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm giúp bà con mở rộng diện tích nuôi ở các xã Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Trung và Nhị Quí …
Nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi như chọn con giống khỏe, khẩu phần ăn hợp lý, vệ sinh bể nuôi tốt, mô hình nuôi lươn thịt thương phẩm của anh Hồng luôn đạt hiệu quả cao, đàn lươn tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh, tỉ lệ hao hụt thấp nên anh thu lợi nhuận cao.
Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- IMVN: Hiểu rõ để phòng ngừa và khắc phục
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
Tin mới nhất
T7,12/10/2024
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- IMVN: Hiểu rõ để phòng ngừa và khắc phục
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt