Thị trường ưa chuộng
Cá bớp ngày càng ít đi trong những mẻ lưới đánh bắt trên biển. Chính vì vậy, nghề nuôi cá bớp bằng lồng bè đã hình thành ở biển Bình Thuận trong khoảng chục năm nay, trở thành nguồn thu đáng kể cho người nuôi. Theo cá chủ bè, nghề nuôi cá bớp vốn khá nặng, khoảng hơn 5 tỷ đồng/bè. Sau 10 tháng nuôi, bán cá, trừ hết các chi phí thu về khoảng 300 – 400 triệu đồng. Bình quân lợi nhuận 1 tháng khoảng 40 triệu đồng với điều kiện là thuận lợi. Phan Thiết, một trong vài nơi nuôi cá bớp, giá cá tại bè dao động từ 190.000 – 195.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Tám cho biết: “Biển Mũi Né có độ mặn lý tưởng, lưu lượng dòng chảy thích hợp đảm bảo lượng oxy, kết hợp bí quyết các chủ bè nuôi không sử dụng thức ăn công nghiệp – hoàn toàn cho ăn cá tạp tươi, nên thịt cá bớp ngọt, dai, không tanh, so với vài nơi nuôi khác.
Buộc di dời
Bà Nguyễn Thị Hồng Mỹ (chủ bè cá) và các hộ nuôi khác cho hay: Năm 2010 – 2011, nghề nuôi bớp tự phát trên vùng biển Mũi Né. Người nuôi đang lo âu về khu vực nuôi bởi sự đầu tư quá lớn, nhưng khu nuôi chưa được ổn định. Phần lớn tài sản đều thế chấp ngân hàng để có vốn nuôi. 2 năm 2017- 2018, UBND phường Mũi Né thông báo chủ trương của UBND thành phố Phan Thiết buộc người dân nuôi cá bè trên vùng biển Mũi Né phải tháo dỡ, di dời lồng bè.
Theo UBND phường Mũi Né, tại Quyết định số 2662 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản Bình Thuận thời kỳ 2011 – 2020 (ký ngày 12/12/2011), chỉ có Phú Quý và Tuy Phong được quy hoạch nuôi trồng trên biển (nhưng theo chúng tôi tìm hiểu Quyết định số 2662, không cấm việc nuôi thủy sản tại Mũi Né). Sau nhiều lần vận động trong nhiều năm, kể cả các hộ ký cam kết sau thu hoạch không nuôi nữa; đến nay 6 hộ nuôi vẫn chưa di dời đến đúng vùng nuôi đã quy hoạch. Tháng 4/2018, UBND TP. Phan Thiết đã tổ chức cuộc họp bàn xử lý cưỡng chế các hộ nuôi hải sản bằng lồng bè trên vùng biển Mũi Né; chỉ đạo UBND phường Mũi Né phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ cưỡng chế để ngành chức năng thẩm định.
… Gắn kết du lịch
Người nuôi mong sự hỗ trợ từ phía chính quyền xem việc nuôi cá bớp là một nghề, quy hoạch khu nuôi tại biển Mũi Né. Bởi lưu lượng dòng chảy ở đây phù hợp với cá bớp, nên cá phát triển rất tốt, tỷ lệ hao hụt khá thấp khoảng 15 – 20%; thuận lợi vận chuyển thức ăn cho cá. Ngoài việc cung cấp thực phẩm sạch, thì nhiều công ty lữ hành du lịch mong muốn cùng chủ bè đưa du khách ra tham quan bè cá. Tuy nhiên, người nuôi không đủ điều kiện để đưa họ xuống bè.
Mặc dù nuôi cá bớp trên vùng biển Mũi Né tự phát đã tồn tại từ nhiều năm và nghề nuôi đã làm thay đổi cuộc sống nhiều gia đình, tạo việc làm nhiều lao động khác cũng như tạo nên thực phẩm cho vùng biển Mũi Né. Thay vì buộc di dời hoặc cưỡng chế các hộ nuôi, sao không xây dựng mô hình muôi cá bớp lồng bè thân thiện môi trường gắn với du lịch? Nếu tạo sự gắn kết ấy, nghề nuôi cá bớp sẽ góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo ra sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn ngay trên vùng biển Mũi Né. Một khi trở thành sản phẩm du lịch, du khách đến tham quan lồng bè sẽ cùng ngư dân chăm cá, thả mồi, câu cá và thưởng thức món ăn từ cá bớp trong không gian thanh bình.
Trang Minh
Nguồn: Báo Bình Thuận
- cá bớp li>
- cá lồng bè li>
- Mũi Né li>
- Nuôi cá bớp li>
- sản phẩm du lịch li> ul>
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt