Các thiết bị nuôi tôm làm tiêu tốn điện năng

Ngành nuôi tôm hiện đang đối diện với khó khăn về vấn đề tiêu thụ điện năng. Bởi các thiết bị nuôi tôm làm tốn điện như quạt gió, máy tạo oxy hoạt động liên tục, dẫn đến tốn rất nhiều tiền bởi diện tích nuôi càng lớn thì sử dụng điện càng nhiều.

Thực trạng sử dụng điện trong nuôi tôm

Trích dẫn theo nghiên cứu và căn cứ Quyết định 79/QĐ-TTG (2018) về việc định hướng tăng diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh. Định hướng vào năm 2020 sẽ tăng thêm lượng điện lên đến 209 triệu KWv và đến năm 2025 là 322 triệu KWh.

Đặc biệt, đối với tôm thẻ chân trắng lót bạc thì số lượng điện tiêu thụ lại càng tăng cao hơn. Cụ thể năm 2020 cần thêm khoảng 2.367 triệu KWh và vào năm 2025 khoảng 6.011 triệu KWh. Ngược lại, đối với khi tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở ao đất thì tổng điện tiêu thụ cần tăng thêm 421 triệu KWh vào năm 2020 và vào năm 2025 là 1.071 triệu KWh.

So với thực tế hiện nay, có 3 hình thức sử dụng nguồn điện, đó là điện 1 pha và điện 3 pha. Trong nuôi tôm sẽ sử dụng điện 3 pha và điện sinh hoạt sẽ là 1 pha. Trong đó, sử dụng điện 3 pha sẽ cho ra hiệu quả tài chính cao hơn 1 pha. Chi phí điện trong nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt là 7.07%, trong ao đất là 6,28% và tôm sú thâm canh là 7%.

Chúng ta dễ dàng tính hiệu suất điện của 3 loại hình nuôi tôm như sau:

– Với nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạc thì tổng lượng điện tiêu thụ sẽ là 150.282 triệu KWh/ha/vụ và 3.234 KWh/tấn tôm thì chi phí điện sẽ rơi và 5.085 đồng/kg tôm.

– Tiếp đến với loại hình nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng ở ao đất thì sẽ tốn 26.775 KWh/ha/vụ và 2.913 KWh/tấn tôm và chi phí điện sẽ rơi vào 4.513 đồng/Kg tôm.

– Còn lại, đối với nuôi tôm sú thâm canh vì năng suất ít hơn nên dù mức tiêu thụ điện là 21.540 KWh/ha/vụ những chi phí điện cũng khá cao, khoảng 4.172 KWh/tấn tôm.

Trong khi đó, nguồn điện 3 pha chưa ổn định, cộng với đó thì người lại chưa được cập nhật kiến thức về sử dụng điện an toàn và tiết kiệm. Hơn nữa, trang thiết bị nuôi tôm lại chưa được đồng bộ, gây ra tiêu tốn điện năng và an toàn không cao. Với loại hình điện 1 pha công suất nhỏ, các thiết bị nuôi tôm làm tốn điện như: Sục khí theo cảm quan, tốc độ chạy máy quạt nước là những nguyên nhân gây ra sự lãng phí này.

Các thiết bị nuôi tôm làm tốn điện

Sử dụng điện trong nuôi tôm lớn nhất là dùng để chạy hệ thống sục khí, cung cấp oxy cho ao nuôi. Có thể thấy rằng, thiết bị nuôi tôm làm tốn điện nhiều nhất, phải kể đến là máy quạt nước và máy sục khí oxy. Theo phân tích của các chuyên gia, hai hệ thống này chiếm đến 80% tổng năng lượng sử dụng.

Máy quạt nước

Theo phân tích của các chuyên gia, hệ thống quạt nước chiếm đến 80% tổng năng lượng điện. Trong nuôi tôm, chúng được vận hành bằng cách làm quay cánh quạt nước được gắn cố định với động cơ trên bờ. Đối với dàn quạt nằm trên ao đất được gắn trên thanh cọc gỗ, bằng các tấm bố nhựa. Hoặc các tấm ván khoét lỗ đối với dàn quạt sử dụng phao nổi.


Quạt nước là một trong những thiết bị tiêu hao điện năng trong nuôi tôm. Ảnh: Tép Bạc

Thiết bị này một khi đã vận hành, sẽ tạo ra độ ma sát lớn. Từ đó sẽ thấy được, một khi độ ma sát càng tăng thì sẽ làm tăng nhiệt độ động cơ. Cuối cùng gây ra tổn thất là tăng trở kháng của động cơ. Do đó, đòi hỏi người nuôi tôm phải sử dụng loại motor có công suất lớn, đó chính là nguyên nhân dẫn đến chi phí điện cao.

Máy sục khí oxy

Thông thường, trong thời gian nuôi tôm, phải đạt ít nhất 120 ngày thì kích cỡ tôm mới phù hợp với yêu cầu thị trường. Trong giai đoạn này, nếu công tác ao nuôi không được xử lý tốt, chất thải tích tụ, diện tích đáy ao bị thu hẹp, tôm không đủ không gian để sinh hoạt. Dẫn đến tình trạng tăng trưởng kém và tôm dễ mắc bệnh hơn.

Bên cạnh đó, nguồn oxy đáy ao bị cạn kiệt (Bởi các vi khuẩn có lợi cũng sử dụng oxy để tiêu thụ các chất hữu cơ tồn đọng dưới ao). Do đó, việc bật sục khí liên tục không chỉ cung cấp lượng oxy hòa tan trong nước cho tôm. Mà còn giữ cho hầu hết các vị trí ở đáy ao luôn sạch, cải thiện lưu thông, tạo không gian sống cho tôm. Vì vậy, việc bật máy sục khí liên tục sẽ gây ra tiêu tốn điện.

Giải pháp để tiết kiệm điện năng trong nuôi tôm

Từ những thực tế mà các thiết nuôi tôm làm tiêu tốn điện cho thấy, để giảm thiểu được gánh nặng về nguồn điện. Phương án tối ưu nhất là động bộ mọi trang thiết bị và kỹ thuật vận hành máy móc trong nuôi tôm.

Giảm tối đa việc sử dụng động cơ diesel bằng việc thay thế các loại máy phát điện dự phòng. Trang bị các thiết bị tự động, tiết kiệm, an toàn.


Máy sục khí oxy luôn vận hành để tạo oxy cho tôm và làm sạch đáy ao nuôi. Ảnh: Tép Bạc

Bên cạnh đó, tránh sục khí oxy theo cảm quan, mà hãy có kế hoạch sử dụng điện hợp lý, khoa học. Việc điều chỉnh máy sục khí hoạt động cho phù hợp là một trong những cách tiết kiệm điện hiệu quả nhất. Tránh bật vào giờ cao điểm, kết hợp với việc tạo dòng chảy vừa phải để gom chất thải cho ao tôm.

Để quy trình nuôi tôm tiết kiệm điện, đầu tiên, phải cải thiện tính bền vững cần thiết. Đó là, từng bước chuyển sang hệ thống sử dụng điện sản xuất 3 pha, sử dụng trang thiết bị chuyên dùng cho việc cung cấp oxy. Cần sở hữu các các thiết bị đo đạc oxy hòa tan, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng điện trong sục khí và quạt nước.

Trên đây, là những thông tin về các thiết bị nuôi tôm cùng những giải pháp hạn chế tiêu tốn điện năng. Hy vọng bạn đọc sẽ có được những kiến thức vô cùng hữu ích.

Hòa Thy

Nguồn: Tepbac.com