Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, đến đầu tháng 11, tại các vùng ven biển của các huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Trà Cú, thị xã Duyên Hải đã kết thúc mùa vụ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng năm 2022.
Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Trà Vinh cho biết, năm nay, tỉnh có khoảng 20.000 hộ thả nuôi 2 – 3 vụ, trên diện tích gần 30.000 ha, tăng gần 1.400 ha so năm 2021; trong đó, có gần 1.100 ha được nuôi theo mô hình thâm canh mật độ cao, nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Qua khảo sát, tỉnh có hơn 60% số hộ nuôi tôm, tương đương khoảng 11.900 hộ, đạt lợi nhuận.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, mùa vụ nuôi tôm năm nay cơ bản gặp thuận lợi. Vào thời điểm đầu năm nhờ các nhánh sông lớn trên địa bàn các huyện ven biển có độ mặn thích hợp, nông dân chủ động được việc vệ sinh ao hồ và chọn con giống tốt thả. Hầu hết hộ nuôi tôm đều bố trí quy trình kỹ thuật an toàn hệ thống ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng nên hạn chế mức thấp nhất về ô nhiễm môi trường nước, tránh được dịch bệnh trên tôm nuôi lây lan diện rộng.
Nông dân nuôi tôm có mức lãi cao nhờ giá tôm sú, thẻ chân trắng ổn định ở mức 120.000 – 140.000 đồng/kg (loại 45 – 50 con/kg). Ảnh: baotintuc.vn
Tuy nhiên, ở vụ nuôi thứ 2 – 3, nhất là đối với đối tôm thẻ chân trăng, diện tích tôm nuôi gặp bất lợi về thời tiết mưa nhiều, môi trường nước ao nuôi bị biến động mạnh. Cùng với đó, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm nuôi, gây thiệt hại gần 1.930 ha nuôi tôm sú và 1.243 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, với tổng số hộ bị thiệt hại hơn 2.500 hộ. Phần nhiều số hộ có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại do nuôi theo mô hình bán thâm canh, thâm canh chưa được bố trí đủ, đảm bảo về quy trình kỹ thuật hệ thống ao nuôi (ao ương dưỡng, ao lắng cấp nước, ao nuôi, ao chứa xả thải).
Đối với mô hình tôm sú theo hình thức thâm canh mật độ cao và nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, những hộ nông dân đều nắm vững kỹ thuật và có kinh nghiệm qua 3-4 năm thực hiện mô hình muôi. Năng suất thu hoạch tôm nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao đạt bình quân từ 45 tấn/ha.
Hiện tại, nông dân nuôi tôm có mức lãi cao nhờ giá tôm sú, thẻ chân trắng ổn định ở mức 120.000 – 140.000 đồng/kg (loại 45 – 50 con/kg). Bình quân, nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao cho lợi nhuận khoảng 1 – 1,2 tỷ đồng /ha/vụ, cao gấp 5 – lần so nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh bình thường.
Phúc Sơn
Báo Tin Tức
- vụ tôm 2022 li> ul>
- Tiền Hải: Phòng, chống bệnh đốm trắng trên tôm
- Nắng nóng xen mưa, Sóc Trăng tăng cường giải pháp bảo vệ tôm nuôi
- Con tôm “chạy nước rút” trước bão thuế, tìm bệ đỡ từ thị trường mới
- Khai thác lợi thế phát triển thủy sản
- Xuất khẩu tôm Việt Nam vượt 1,3 tỷ USD nhờ lực đẩy từ các thị trường lớn
- Người dân Hà Tĩnh chủ động phòng dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Phát triển sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực thủy sản cùng trung tâm đào tạo và đổi mới về đậu nành Soy Excellence Center
- Chứng nhận carbon cho thủy sản: Vì sao doanh nghiệp Việt chậm chân hơn Thái Lan?
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản
Tin mới nhất
T5,29/05/2025
- Tiền Hải: Phòng, chống bệnh đốm trắng trên tôm
- Nắng nóng xen mưa, Sóc Trăng tăng cường giải pháp bảo vệ tôm nuôi
- Con tôm “chạy nước rút” trước bão thuế, tìm bệ đỡ từ thị trường mới
- Khai thác lợi thế phát triển thủy sản
- Xuất khẩu tôm Việt Nam vượt 1,3 tỷ USD nhờ lực đẩy từ các thị trường lớn
- Người dân Hà Tĩnh chủ động phòng dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Phát triển sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực thủy sản cùng trung tâm đào tạo và đổi mới về đậu nành Soy Excellence Center
- Chứng nhận carbon cho thủy sản: Vì sao doanh nghiệp Việt chậm chân hơn Thái Lan?
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân