Những ngày qua, nhiều người nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu (Phú Yên) khóc ròng bởi mưa lớn làm ngọt hóa vùng nuôi khiến tôm bị ‘sốc nước ngọt’ chết hàng loạt.
Ông Bùi Văn Khánh, một người nuôi tôm hùm ở khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên (TX Sông Cầu), cho biết, trong 2 ngày 24 và 25/10, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trên địa bàn xảy ra mưa lớn khiến vùng nuôi bị ngọt hóa. Điều này dẫn đến tôm hùm, cá nuôi lồng bè bị ‘sốc nước ngọt’ chết hàng loạt, người nuôi khóc ròng.
Người nuôi tôm hùm ở phường Xuân Yên, TX Sông Cầu (Phú Yên) buồn bã khi tôm nuôi bị chết. Ảnh: CTV.
Theo UBND phường Xuân Yên, tình trạng cá, tôm hùm chết vào ngày 24/10, qua nắm bắt sơ bộ có 22 người nuôi bị thiệt hại, với số lượng 8.443 con tôm hùm các loại như tôm sao, tôm tề thiên, tôm xanh và 12 tạ cá chẽm, mú..
Nhận được thông tin tại vùng nuôi khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên có hiện tượng tôm, cá nuôi lồng chết đột ngột, ngày 25/10 Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã Sông Cầu tiến hành kiểm tra tình hình thực tế tại địa phương để xác định nguyên nhân.
Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên, kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, diễn biến tình hình tôm, cá chết xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, đột ngột. Thời gian từ đêm ngày 23 đến ngày 24/10 trên địa bàn có mưa liên tục, cộng thêm trong những ngày này là kỳ con nước kém theo lịch thủy triều, đã làm cho khả năng trao đổi nước ở tầng mặt và tầng đáy kém. Từ đó dẫn đến nước có sự phân tầng gây ra hiện tượng thiếu oxy cục bộ làm tôm, cá bị chết đột ngột.
Ngay sau khi phát hiện tôm, cá bị chết, người nuôi trong khu vực đã tiến hành biện pháp nâng lồng lên tầng nước trên. Hiện nay, tình hình tôm, cá nuôi trong khu vực này đã ổn định, không còn xảy ra tình trạng chết bất thường.
Về giải pháp để hạn chế rủi ro do sự cố môi trường vùng nuôi, theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên khuyến cáo người nuôi không nuôi tôm, cá với mật độ dày, sang thưa mật độ nuôi để tránh hiện tượng bị thiếu oxy cục bộ tại lồng nuôi, cũng như không tăng số lượng lồng nuôi.
Tôm hùm chết do bị sốc nước ngọt. Ảnh: CTV.
Bên cạnh đó, người nuôi cần vệ sinh lồng nuôi để tăng cường quá trình trao đổi nước. Cùng với đó thường xuyên quan sát môi trường nước vùng nuôi và kiểm tra tình hình sức khỏe thủy sản nuôi, nhất là ban đêm, để phát hiện kịp thời sự cố xảy ra. Khi phát hiện môi trường biến đổi bất thường hoặc thủy sản nuôi xảy ra hiện tượng ngạt, cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp ganh lồng lên gần mặt nước; áp dụng các biện pháp tạo ôxy (sục khí, viên tạo ôxy) để tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong nước cho thủy sản hô hấp.
Ngoài ra, người nuôi cần lưu ý tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung vitamin, chế phẩm sinh học Bio-EM, khoáng chất… vào thức ăn nhằm hạn chế bệnh phát sinh. Tuy nhiên không sử dụng thức ăn bị ươn, thối cho thủy sản ăn và phải quản lý cho ăn tránh dư thừa. Và khi thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm cần tiến hành thu hoạch, nhằm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra sự cố do môi trường.
Được biết, đến cuối tháng 9/2021, ở vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông có hơn 46.700 lồng tôm hùm.
Nguồn tin: Báo Phú Yên
- Tôm hùm chết hàng loạt li> ul>
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt