Bệnh liên quan đến mang của tôm

Gill Asociated Virus – GAV

Nguyên nhân

Giống Okavirus thuộc Roniviridae , bộ Nidovirales (theo Mayo, M. A. 2002 )
– Nucleocapsid dạng ống xoắn và thể virus (virion) hình que có vỏ bao, hình dạng giống virus đầu vàng.
– Kích thước nucleocapsid: 16-18 x 166-435nm
– Axít nhân là ARN

Triệu chứng

Virus GAV thường có mặt trên tôm khỏe

– Tôm nhiễm GAV mạn tính, thể virus nằm trong tế bào nhiễm của tổ chức Lympho (LO), gặp ở tôm sú tự nhiên và tôm nuôi, ít xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý.

– Tôm nhiễm GAV cấp tính, virus thường gặp ở tôm tự nhiên và có thể xuất hiện ở tôm sú nuôi. Tôm hôn mê, kém ăn và bơi trên tầng mặt và gần bời ao. Cơ thể xuất hiện màu đỏ thẫm ở các phần phụ, mang tôm chuyển sang màu hồng và vàng.

tom su giong benh ve mang

Hình: tôm sú nhiễm bênh về mang GAV

 

Tom su bo me bi do mang

Hình: tôm sú bố mẹ bị đỏ mang – dương tính bênh GAV

 

tom benh mang vang

Hình: Tôm sú bệnh mang chuyển sang màu vàng

Phân bố

Bệnh hiện nay chỉ mới thông báo nhiễm tự nhiên ở tôm sú của úc. Gây nhiễm thực nghiệm đã gây ở tôm P. esculetus, P. merguiensis, P. japonicus

– Kết quả chẩn đoán bằng kỹ thuật RT-PCR tôm sú ở Việt Nam nhiễm YHD/GAV rất cao. Thực tế bệnh YHD/GAV ít xuất hiện ở các ao nuôi thương phẩm.

– Đã gặp một số trường trong ao nuôi tôm sú xuất hiện tôm đỏ thân, chân đỏ và gây chết hàng loạt, nhưng test WSSV âm tính

– Đã gặp trường hợp một số đàn tôm bố mẹ bắt cho đẻ, tôm xuất hiện đỏ thân, đỏ mang, khi kiểm tra dưới KHVĐT có virus hình que trong mang

– Tôm sú bố mẹ khi đánh bắt ở biển khơi hoặc trong các đầm phá có hiện tượng bị bệnh đỏ mang sau khi đánh bắt từ 3-4 ngày, tỷ lệ chết tới 80-100%, thời gian tôm bị bệnh chết nhiều vào tháng 3-4 (sau tết). Kiểm tra dưới kính hiển vi điện tử có xuất hiện các thể virus hình que và test RT-PCR dương tính với bệnh GAV.

– Bệnh lây truyền theo trục ngang và trục dọc từ mẹ sang con.

Phòng trị

Áp dụng theo phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Tránh vận chuyển tôm tơ nơi că bệnh đến nơi chưa phát bệnh để hạn chế sự lây lan vùng lân cận. Những tôm chết vớt ra khỏi ao, tốt nhất là chôn trong vôi nung hoặc đốt. Nứớc tơ ao tôm bệnh không thải ra ngói xử lý bằng vôi nung hoặc bằng clorua vôi (theo phương pháp tẩy ao). Xem xét tôm thường xuyên, nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay. nêu tôm quá nhỏ không đáng thu hoạch thì cần xử lý nước ao trước khi tháo bỏ.

Tài liệu tham khảo bởi: Bùi Quang Tề

Nguồn: Tepbac.com