Thời tiết đã bước vào mùa đông với nhiều đợt rét đã và sẽ còn tiếp tục xảy ra. Để tránh cho đàn cá lồng bị chết do rét, dịch bệnh, ngay từ đầu mùa đông, cơ quan chức năng và các hộ chăn nuôi cá lồng ở huyện Văn Quan đã đồng thời thực hiện một số biện pháp.
Vào những ngày cuối tháng 12/2019, chúng tôi có mặt tại Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi cá lồng Tân Minh (thị trấn Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn). Hiện nay, hợp tác xã có trên 20 thành viên, nuôi hơn 40 lồng cá. Đã một tháng nay, HTX luôn chủ động kiểm tra, theo dõi tình hình đàn cá, đảm bảo cá không bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu.
Ông Triệu Văn Vượng, Giám đốc HTX Chăn nuôi cá lồng Tân Minh cho biết: HTX chủ yếu nuôi cá trắm cỏ, đây là loài có khả năng chịu rét khá tốt, thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ, rong, bèo… Tuy nhiên, vào mùa đông, thức ăn của cá trắm cỏ rất khan hiếm, vì thế, chúng tôi thường xuyên bổ sung thức ăn tinh như: ngô, cám gạo. Bên cạnh đó, bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất cho cá, nếu không đủ sức khỏe, cá có thể bị mắc bệnh và quá trình phát triển bị gián đoạn.
Cũng là người chăn nuôi cá lồng nhiều năm, anh Triệu Mạnh Từ, phố Minh Sơn, thị trấn Văn Quan đang nuôi 2 lồng cá, tổng diện tích lồng nuôi gần 70 m2. Theo anh Từ, vào mùa đông, nên tiến hành phủ kín mặt lồng nuôi bằng nilon sáng màu hoặc thả sâu lồng nuôi từ 1,8 đến 2,0 m để giữ ấm cho cá.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Quan có trên 100 hộ nuôi cá lồng với 257 lồng cá, tập trung chủ yếu tại địa bàn thị trấn Văn Quan và xã Xuân Mai. Trong năm 2019, huyện đã nhân rộng mô hình nuôi cá lồng ra một số xã như: Bình Phúc, Tú Xuyên, tăng số lồng cá lên 35 lồng so với năm 2018. Nuôi cá lồng là mô hình giúp cho nhiều hộ phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập từ mô hình này.
Để chủ động ứng phó với thời tiết giá rét, ngay từ đầu mùa đông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan đã tích cực phối hợp với chính quyền xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn người dân biện pháp phòng chống rét cho thủy sản, đặc biệt đối với cá lồng.
Theo đó, các hộ chăn nuôi cá lồng chủ động dự trữ thức ăn và bổ sung chất dinh dưỡng cho cá; di chuyển lồng vào khu vực kín gió, đảm bảo hệ thống che chắn các lồng cá để hạn chế sương muối; giữ ấm cho cá bằng cách tạo độ sâu, thả sâu lồng nuôi từ 1,8 đến 2,0 m; vào mùa đông cá rất hay bị bệnh đốm đỏ, vì vậy, các hộ nuôi cá cần dọn dẹp rác mắc vào lồng cá, giữ môi trường ở khu vực thả cá thật sạch sẽ, tránh để nước bị ô nhiễm và gây bệnh ở cá.
Ông Nguyễn Văn Sáng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan cho biết: Hằng năm, phòng đều tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi thủy sản, trong đó lồng ghép nội dung phòng, chống rét cho cá lồng vào mùa đông. Cùng với đó, các hộ nuôi cá lồng lâu năm, có kinh nghiệm nên đã chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống đói, rét cho cá. Vì vậy những năm qua, thủy sản nói chung và cá lồng nói riêng trên địa bàn huyện chưa xảy ra thiệt hại đáng kể do thời tiết xấu.
Bên cạnh thực hiện các biện pháp chống rét cho thủy sản nói chung và cá lồng nói riêng, trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn chỉ đạo, hướng dẫn các hộ tập trung cải tạo lồng cá, thay thế lồng quây bằng lồng treo. Qua đó nhằm bảo vệ môi trường nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cá lồng phát triển tốt – Ông Sáng cho biết thêm.
GIA KHÁNH – NGỌC MA
Nguồn tin: Báo Lạng Sơn
- Cập nhật giá tôm ngày 30-3-2023
- Lợi thế ngành tôm Sóc Trăng
- Nhiệt độ cao: Bất hoạt các bào tử EHP
- Entobel: Xây dựng nhà máy côn trùng công suất 10.000 tấn tại Việt Nam
- Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Bình Thuận: 8 kiến nghị tháo gỡ khó khăn ngành tôm Việt Nam
- Chiết xuất piperine từ tiêu: Nâng cao sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ecuador: Ký hiệp định thương mại FTA với Costa Rica
- Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 27-3-2023
- Cần chủ động tôm giống bố mẹ để hạn chế phụ thuộc
Tin mới nhất
T5,30/03/2023
- Cập nhật giá tôm ngày 30-3-2023
- Lợi thế ngành tôm Sóc Trăng
- Nhiệt độ cao: Bất hoạt các bào tử EHP
- Entobel: Xây dựng nhà máy côn trùng công suất 10.000 tấn tại Việt Nam
- Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Bình Thuận: 8 kiến nghị tháo gỡ khó khăn ngành tôm Việt Nam
- Chiết xuất piperine từ tiêu: Nâng cao sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ecuador: Ký hiệp định thương mại FTA với Costa Rica
- Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 27-3-2023
- Cần chủ động tôm giống bố mẹ để hạn chế phụ thuộc
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng