Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT), việc nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm bán thâm canh – thâm canh ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc theo hướng bền vững, hoàn toàn phù hợp với các vùng nuôi ở Bình Định. Hiện Trung tâm trong giai đoạn hoàn tất nghiên cứu, hoàn chỉnh công nghệ để sớm chuyển giao cho người nuôi tôm, đảm bảo việc áp dụng công nghệ mới đạt hiệu quả cao.
Bình Định có khoảng 1.000 ha ao, hồ nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bán thâm canh – thâm canh (BTC-TC), sản lượng thu hoạch chừng 6.000 – 8.000 tấn/năm, năng suất bình quân tương đối thấp – khoảng 8 tấn/ha. Trong quá trình nuôi, hầu hết các hộ nuôi tôm sử dụng nhiều hóa chất, thuốc kháng sinh để xử lý ao và phòng trừ bệnh cho tôm. Một số hồ tôm còn xử lý nước bằng hóa chất làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nói chung và đặc biệt là nước hồ nuôi nói riêng, tỷ lệ tôm mắc bệnh ngày càng cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.
Nuôi tôm bằng công nghệ Semi-Biofloc yêu cầu hệ thống quạt sục nước phải hoạt động liên tục để đảm bảo cho môi trường nước trong ao ổn định.
Xuất phát từ thực tế này, tỉnh Bình Định đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó tập trung vào tăng năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế cho con tôm thương phẩm. Theo đó, tỉnh ta đặt mục tiêu 100% diện tích nuôi tôm BTC-TC có ứng dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến, trong đó tôm thẻ chân trắng là đối tượng chủ lực. Đến năm 2030, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng BTC-TC là 953 ha, tăng 23,7% so với năm 2020; phấn đấu đạt sản lượng gần 21.000 tấn, tăng 93,7% so với năm 2020.
Đây là cơ sở để Trung tâm Khuyến nông nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm áp dụng công nghệ Semi-Biofloc. Ông Trần Quang Nhựt, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – chủ nhiệm đề tài khoa học “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm BTC-TC ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc theo hướng phát triển bền vững tại Bình Định”, khẳng định: Với diện tích nuôi 1.000 ha, năng lực sản xuất tôm giống 5 – 6 tỷ con/năm, người nuôi tôm chịu khó tìm tòi, áp dụng và ứng dụng công nghệ mới, Bình Định có đủ điều kiện áp dụng công nghệ mới trong nuôi tôm theo hướng bền vững. Việc nuôi tôm theo hướng như vậy vừa nâng cao năng suất, sản lượng, vừa nâng cao chất lượng con tôm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Qua đó còn đủ điều kiện để tham gia vào chuỗi giá trị, gia tăng hiệu quả kinh tế. Với nhiều cải tiến quan trọng sau các lần thí điểm tại một số mô hình, đến nay có thể xác nhận rằng công nghệ Semi-Biofloc phù hợp với điều kiện vùng nuôi và năng lực của người nuôi tôm ở Bình Định.
Theo ông Nhựt, công nghệ Semi-Biofloc có nhiều điểm vượt trội như: Chất thải và thức ăn dư thừa trong hệ thống nuôi được lợi khuẩn chuyển đổi thành sinh khối của chúng dưới dạng hạt floc làm thức ăn cho tôm, quá trình này giảm tỷ lệ thất thoát thức ăn, giúp lọc sạch nước; lợi khuẩn tạo khối floc còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Nhờ đó cải thiện môi trường nước, giúp tôm tăng đề kháng và phát triển nhanh. Cùng với đó, công nghệ này còn giúp giảm việc thay, cấp nước mới cho ao nuôi, tiết kiệm nước ngọt… Quy trình nuôi tôm theo công nghệ Semi-Biofloc giúp giảm từ 8 – 10% chi phí đầu tư so với cách nuôi tôm lâu nay bà con vẫn áp dụng.
Theo ông Huỳnh Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm đã thí điểm áp dụng 4 mô hình, chuyển giao kỹ thuật cho khoảng 60 người nuôi tôm ở 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ. Để có thể chuyển giao trọn gói, giúp người nuôi tôm mau chóng ứng dụng công nghệ mới, Trung tâm sẽ hoàn thiện công nghệ Semi-Biofloc trong điều kiện tỉnh Bình Định và tiếp tục xây dựng thêm một số mô hình thí điểm.
THU DỊU
Nguồn tin: Báo Bình Định
- Tôm tăng giá trở lại từ mùng 4 Tết
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022
- Thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa 1 vụ
- Quản lý tốt thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng một cách có hiệu quả
- 5 mẹo để giảm chi phí cho trang trại nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Cỗ Tết không đủ đầy nếu thiếu món cá kho riềng
- Tạp chí Người Nuôi Tôm chúc mừng năm mới 2023
Tin mới nhất
CN,29/01/2023
- Tôm tăng giá trở lại từ mùng 4 Tết
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022
- Thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa 1 vụ
- Quản lý tốt thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng một cách có hiệu quả
- 5 mẹo để giảm chi phí cho trang trại nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Cỗ Tết không đủ đầy nếu thiếu món cá kho riềng
- Tạp chí Người Nuôi Tôm chúc mừng năm mới 2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi “Nuôi tôm càng xanh toàn đực 2 giai đoạn”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công
- Vai trò của khoáng với sự phát triển của tôm