Việc sử dụng tôm bố mẹ cho sinh sản trong thời gian dài bị già hóa hoặc không sạch bệnh, dẫn đến tôm giống trong quá trình ươm mang theo nhiều mầm bệnh, chậm lớn. Khoa Nông nghiệp – Thủy sản (Trường Đại học Trà Vinh) vừa công bố kết quả thành công đề tài nghiên cứu tạo nguồn tôm giống bố mẹ sạch bệnh.
Kỹ sư Đỗ Văn Trường, phụ trách Trại thực nghiệm thủy sản của Trường Đại học Trà Vinh, cho biết nhiều năm nay, nguồn con giống tôm đảm bảo sạch bệnh, chất lượng luôn được ngành nông nghiệp tỉnh và người nuôi đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, thời gian qua việc giám sát về “lý lịch” tôm bố, mẹ tại các cơ sở sản xuất tôm giống (tôm post) đối với người nuôi rất khó. Việc sử dụng tôm bố mẹ cho sinh sản trong thời gian dài bị già hóa hoặc không sạch bệnh, dẫn đến tôm giống trong quá trình ươm mang theo nhiều mầm bệnh, chậm lớn.
Xuất phát từ nhu cầu đó, năm 2017, Khoa Nông nghiệp-Thủy sản (Trường Đại học Trà Vinh) đã thực hiện đề tài nghiên cứu tạo nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất giống cho các cơ sở trong và ngoài tỉnh.
Đề tài được thực hiện thời gian từ 2017-2020, gồm 2 giai đoạn; trong đó giai đoạn I (2017-2018), sau 11 tháng nuôi, các kỹ sư đã sản xuất thành công 100 con tôm bố mẹ, trọng lượng trung bình 140gram/con và cho sinh sản được 300.000-380.000 Nauplius (ấu trùng)/tôm bố, mẹ, với tỷ lệ nở đạt từ 79-82%.
Giai đoạn II (2019-2020) các kỹ sư tiếp tục sản xuất thành công 450 con tôm bố, mẹ sạch bệnh, trong lượng đạt trên 145gram/con; trung bình tôm cái lần đầu sinh sản đạt 400.000 ấu trùng. Chất lượng tôm giống (post) được sinh sản từ nguồn tôm bố, mẹ này được cơ quan Thú y Vùng 6 kiểm nghiệm không mang mầm bệnh.
Các tôm giống bố mẹ này đã được Khoa Nông nghiệp – thủy sản cung ứng cho các cơ sở sản xuất giống, riêng đối với các tôm post giống được sản xuất từ tôm bố mẹ sạch bệnh, có tỷ lệ sống đạt rất cao (85-90%) và tăng trọng nhanh hơn, nhất là giai đoạn sau 30 ngày so với nguồn tôm post được sản xuất từ tôm bố mẹ bắt ngoài tự nhiên mà các cơ sở sản xuất giống thường nuôi dưỡng cho sinh sản.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Thành, chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao về kết quả của đề tài và cho rằng, sự chủ động tạo nguồn tôm giống sạch bệnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng tôm nuôi cho người dân; giúp các cơ sở sản xuất tôm giống không phụ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ bắt ngoài tự nhiên, không đảm bảo về nguồn gốc, độ thuần của tôm… rất dễ mang mầm bệnh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm thương phẩm.
Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi Cục trưởng Chi cục thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, với nguồn tôm bố, mẹ sạch bệnh được sản xuất tại địa phương, các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh sẽ chủ động sản xuất nguồn tôm giống cung cấp cho người nuôi, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh.
Điều quan trọng hơn là sẽ góp phần thực hiện kế hoạch phát triển nuôi thủy sản của tỉnh đến năm 2020 đạt 25.788 ha và tầm nhìn đến năm 2030 đạt 28.160ha, với nhu cầu con giống năm 2020, khoảng 11 tỷ con tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Theo: vasep
- nuôi vỗ tôm bố mẹ li> ul>
- Infographic – Tổng quan ngành tôm giống Việt Nam
- Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam: Cần đẩy mạnh tốc độ phát triển tôm bố mẹ
- Kinh nghiệm lựa chọn tôm giống chất lượng
- Bình Định và kỳ vọng trở thành ‘thủ phủ’ tôm giống miền Trung
- Chất lượng tôm giống: Yếu tố quan trọng để thành công và phát triển bền vững
- Toàn cảnh thị trường tôm giống tại Ấn Độ năm 2022
- Ương dưỡng tôm giống trước khi thả nuôi: Giải pháp trong nuôi tôm vụ Đông
- Tôm sú giống hỗ trợ đã đến tay người dân
- Quy định mới gây khó khăn trong việc giám sát tôm giống nhập tỉnh
- Cà Mau: Chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tôm giống
Tin mới nhất
T3,26/09/2023
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 26-9-2023
- Cargill khánh thành nhà máy Provimi Premix hiện đại nhất châu Á, công suất 40.000 tấn/năm
- Ninh Thuận: Xử lý ngay nếu phát hiện vận chuyển tôm hùm giống trái phép
- Kỹ thuật nuôi tôm mới ở Trung Quốc thu hút nhiều người
- Toàn cảnh ngành thủy sản Việt Nam tại hội nghị quốc tế Aquaculture Việt Nam
- Hà Tĩnh: Phát triển nuôi tôm công nghệ cao
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 25-9-2023
- Móng Cái (Quảng Ninh): Không còn tình trạng ùn tắc hàng thủy sản
- Người nuôi tôm thẻ chân trắng ‘treo ao’ chờ giá để tái sản xuất
- Cà Mau: Bàn giải pháp giảm giá thành nuôi tôm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt