Tình trạng tôm bị chậm lớn và cách xử lý

Tình hình dịch bệnh trên tôm ngày càng nhiều và nghiêm trọng, trong đó tôm chậm lớn là một vấn đề xảy ra liên tục trong các vụ nuôi gần đây làm cho việc nuôi tôm trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đứng trước thực trạng này, chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân và giải pháp để khách hàng cùng tham khảo.

Tôm nhiễm EHP có biểu hiện còi cọc, chậm lớn…

 

1. EHP là gì?

EHP ( Enterocytozoon Hepaopenaei) – ký sinh trong gan tụy tôm và nhân lên bên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy. EHP ký sinh bên trong tế bào và sử dụng dinh dưỡng (giọt dầu/ tế bào Lipid) trong gan tụy làm cho tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

2. Dấu hiệu tôm chậm lớn

Tôm lột xác chậm, lượng vỏ lột ít. Tôm ăn mạnh nhưng không thấy sự tăng trưởng rõ rệt (trong giai đoạn 30 – 50 ngày tuổi). Tôm bơi lờ đờ, tấp mé, có sự phân đàn lớn (tôm không đều size): tôm ke nhiều (chiếm 30 – 40% đàn tôm). Tôm đã nhiễm EHP thì sẽ dễ nhiễm các bệnh khác: phân trắng, gan tụy,…


A: Tôm chậm lớn; B: Ống gan tụy teo nặng; C: Vi khuẩn gan tụy ở mức cao; D: Vi khuẩn phân trắng ở mức cao

3. Nguyên nhân và biện pháp xử lý

3.1 Nguyên nhân

EHP lây từ con bố mẹ sang tôm giốngEHP tồn tại trong môi trường nước ao có dinh dưỡng cao mang sẵn mầm bệnh từ trước đó

3.2 Biện pháp xử lý

Cần chọn con giống tốt, khỏe mạnh, đồng cỡ, có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng. Xử lý tốt môi trường nước trước khi thả tôm

Đối với ao nuôi đã bị nhiễm EHP của vụ nuôi trước đó thì cần xử lý nước ao trước khi thải ra môi trường:

+ Xử lý bằng NaOH 45% (20 – 30 L/1000m3) trong 5 ngày. Nhằm tăng pH để các bào nang của EHP có trong ao sẽ nở. Dùng Chlorine 30 – 40 kg/1000m3 trong vòng 4 ngày. Xả bỏ nước ao đã xử lý Chlorine.

+ Phơi đáy ao 3 ngày nắng gắt.

+ Vệ sinh bạt

+ Bơm nước mới. Xử lý các loại giun nhiều tơ, 2 mảnh vỏ trong nước bằng CuSO4 (500g/1000m3). Phèn xanh có tác dụng tốt nhất khi pH trong ao ở ngưỡng 7.2 – 7.6.

+ Dùng Chlorine 30 – 40 kg/1000 m3 để xử lý nước như xử lý một ao chuẩn bị xuống giống.

+ Dùng vi sinh BACI GOLD/ BIOWELL ủ 12 – 18 tiếng trước khi đánh xuống ao để ức chế các mầm bệnh cơ hội.

Lưu ý:

  • EHP không thể lây lan nếu không có tác nhân gây bệnh trong ao (do sự tồn tại của bào nang EHP trong đáy ao của vụ nuôi trước đó).
  • Nếu ao nuôi chưa từng bị EHP: nguyên nhân đến từ con giống chiếm tỷ lệ cao
  • EHP được đưa vào ao đang nuôi khi thay nước trực tiếp mà chưa qua xử lý. Nguyên nhân này xảy ra khi tôm bắt đầu chậm lớn từ giai đoạn sau 40 ngày tuổi.
  • Không nên dùng kháng sinh liên tục khi tôm có dấu hiệu EHP vì kháng sinh không thể điều trị. Dùng kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tôm càng yếu hơn vì tổn thương gan ruột càng nặng.
  • Cần kiểm tra tôm định kỳ để có phương án xử lý kịp thời.
  • Nên kiểm tra con giống bằng phương pháp PCR trước khi thả.

Nguồn: Tongwei Việt Nam