Để bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao hiệu quả và phát triển nuôi tôm bền vững, hiện nay, ngành Nông nghiệp Thái Thụy đang tích cực phối hợp với Chi cục Thủy sản và các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống trên địa bàn.
Với gần 20 năm lăn lội trong nghề nuôi tôm nước lợ, bắt đầu từ nuôi quảng canh rồi chuyển sang nuôi tôm công nghiệp như hiện nay, ông Trần Hồng Khánh, xã Thái Thượng có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Theo ông Khánh: Chất lượng tôm giống quyết định 50% sự thành công của vụ nuôi, 50% còn lại là các yếu tố về môi trường, khí hậu, kỹ thuật chăm sóc… Vì thế, người nuôi tôm cần chú trọng việc lựa chọn con giống sao cho bảo đảm chất lượng tốt nhất để nuôi thả. Đặc biệt, các hộ nuôi tôm công nghiệp lại càng phải chú trọng vấn đề này hơn. Với các hộ nuôi tôm công nghiệp như tôi hiện nay hầu hết lựa chọn mua giống từ các doanh nghiệp lớn, có uy tín tại các tỉnh ở miền Nam rồi chuyển về ương dưỡng ngay tại ao đầm của mình trước khi nuôi thả.
Bên cạnh một số ít hộ nuôi tôm công nghiệp như ông Khánh thực hiện ương dưỡng tôm giống ngay tại ao đầm của mình, hầu hết các hộ nuôi tôm theo hình thức quảng canh, bán thâm canh trên địa bàn huyện đều lựa chọn mua giống từ các cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống ngay tại địa phương. Toàn huyện hiện có gần 10 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, đáp ứng khoảng 80% lượng tôm giống nuôi thả trên địa bàn. Như doanh nghiệp Phương Nam (xã Thái Thượng) đã đầu tư cơ sở hạ tầng để thực hiện sản xuất tôm giống.
Theo ông Đỗ Văn Tiện, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Để bảo đảm chất lượng nguồn tôm giống phục vụ nuôi thả vụ xuân hè này, từ cuối tháng 3 đến nay, Phòng đã tích cực phối hợp với Chi cục Thủy sản tiến hành kiểm tra 7 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn. Nội dung kiểm tra tập trung vào hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ, chất lượng nguồn nước cấp, nước thải… Qua kiểm tra, các cơ sở đã xuất trình đầy đủ giấy tờ, hồ sơ bảo đảm điều kiện về sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản như giấy kiểm dịch thủy sản, giấy công bố chất lượng giống thủy sản, giấy chứng minh việc mua giống để ương dưỡng thành giống lớn, văn bằng, chứng chỉ chuyên môn… Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa thực hiện tốt việc ghi chép theo dõi quá trình sản xuất, ương dưỡng, kinh doanh giống thủy sản, chất lượng nguồn nước thải chưa bảo đảm… Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở, yêu cầu chủ những cơ sở này phải khắc phục, đầu tư khu vực xử lý nước thải bảo đảm theo tiêu chuẩn.
Cơ sở cung cấp tôm giống Thuyên Huyến (xã Thái Thượng) là một trong những cơ sở Chi cục Thủy sản mới tiến hành kiểm tra về điều kiện sản xuất, kinh doanh, ương dưỡng tôm giống.
Ông Đào Trọng Huyến, chủ cơ sở cho biết: Hiện nay, cơ sở của tôi đã ương dưỡng và xuất bán được hơn 30 triệu con tôm giống thẻ chân trắng cho các hộ nuôi tôm ở hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Nguồn tôm giống của cơ sở được nhập từ Công ty TNHH Đại Nam (Ninh Thuận) về để ương dưỡng bảo đảm đầy đủ các loại giấy tờ về kiểm dịch, công bố chất lượng… Bên cạnh đó, để bảo đảm chất lượng tôm giống, tôi đã đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ phục vụ việc ương dưỡng, thuần hóa tôm giống, tạo điều kiện cho tôm giống thích ứng được với môi trường, khí hậu địa phương, có sức đề kháng cao hơn, tăng năng suất cho người nuôi tôm.

Ương dưỡng tôm giống tại cơ sở Thuyên Huyến.
Vụ xuân hè này, toàn huyện Thái Thụy nuôi thả 1.200ha tôm, chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tập trung ở các xã ven biển như Thái Thượng, Thụy Hải, Thụy Xuân, Thụy Trường, Thái Đô. Bên cạnh tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, trong đó có tôm giống, hiện nay, UBND huyện Thái Thụy đang tích cực chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành chức năng tăng cường công tác tuần tra, giám sát các tổ chức, cá nhân vận chuyển, buôn bán tôm giống vào vùng nuôi, đặc biệt tại các xã ven biển. Qua đó, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vận chuyển, mua bán tôm giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trần Tuấn
Nguồn: Báo Thái Bình
- Infographic – Tổng quan ngành tôm giống Việt Nam
- Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam: Cần đẩy mạnh tốc độ phát triển tôm bố mẹ
- Kinh nghiệm lựa chọn tôm giống chất lượng
- Bình Định và kỳ vọng trở thành ‘thủ phủ’ tôm giống miền Trung
- Chất lượng tôm giống: Yếu tố quan trọng để thành công và phát triển bền vững
- Toàn cảnh thị trường tôm giống tại Ấn Độ năm 2022
- Ương dưỡng tôm giống trước khi thả nuôi: Giải pháp trong nuôi tôm vụ Đông
- Tôm sú giống hỗ trợ đã đến tay người dân
- Quy định mới gây khó khăn trong việc giám sát tôm giống nhập tỉnh
- Cà Mau: Chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tôm giống
Tin mới nhất
T5,30/03/2023
- Cập nhật giá tôm ngày 30-3-2023
- Lợi thế ngành tôm Sóc Trăng
- Nhiệt độ cao: Bất hoạt các bào tử EHP
- Entobel: Xây dựng nhà máy côn trùng công suất 10.000 tấn tại Việt Nam
- Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Bình Thuận: 8 kiến nghị tháo gỡ khó khăn ngành tôm Việt Nam
- Chiết xuất piperine từ tiêu: Nâng cao sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ecuador: Ký hiệp định thương mại FTA với Costa Rica
- Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 27-3-2023
- Cần chủ động tôm giống bố mẹ để hạn chế phụ thuộc
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng