Quy trình kiểm soát Vibrio Alginolyticus gây bệnh Đỏ thân trên tôm hùm nuôi lồng

1. Chọn vị trí và chuẩn bị lồng nuôi

a. Vị trí đặt lồng nuôi

– Nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm hùm; xa các khu vực cửa sông hoặc nơi có nguồn nước ngọt đổ vào thủy vực.

– Nước có dòng chảy nhẹ (10 – 100 cm/s).

– Nơi nguồn nước có độ mặn từ 28 – 36‰, nhiệt độ nước từ 26 – 300 C, pH từ 7,5 – 8,5, hàm lượng DO ≥ 5 mg/l, độ sâu mực nước > 8m (khi thủy triều xuống thấp nhất).

b. Thiết kế xây dựng lồng nuôi

– Lồng nuôi phải chắc chắn và dễ vệ sinh, phù hợp với hình thức nuôi và vị trí đặt lồng nuôi.

– Đối với kiểu lồng chìm: Dạng hình khối hộp chữ nhật. Kích thước lồng (chiều dài x rộng x cao) tương ứng là 3 x 3 x 1,5m (diện tích lồng 9m2, đối với lồng nuôi thương phẩm) và 1,5 x 1,5 x 1m (diện tích lồng 2,25 m2, đối với lồng ương tôm giống) thiết kế bởi các khung sắt đường kính từ 2 – 20mm. Trên nắp lồng, đặt một ống nhựa có đường kính 90 – 114mm, dài 4 – 8m để thuận tiện cho ăn. Lồng được đặt cách nền đáy tối thiểu 1m.

– Đối với kiểu lồng nổi: Dạng hình khối hộp chữ nhật. Kích thước (dài x rộng x cao) tương ứng là 2 x 2 x 4m (diện tích lồng 4m2, đối với lồng ương tôm giống) và 4 x 4 x 7m (diện tích lồng 16m2, đối với lồng nuôi thương phẩm), thiết kế bởi các thanh gỗ chịu mặn hình chữ nhật, bắt vít, các phao nổi, neo và dây thừng cố định lồng.

2. Chọn giống và thả giống

a. Chọn giống thả nuôi

– Tôm hùm giống có kích cỡ đồng đều; cùng loài; bơi và búng nhanh nhẹn; đầy đủ các phần phụ; không bị tổn thương và có màu sắc tươi sáng tự nhiên.

– Tôm hùm giống có tỷ lệ dị hình < 0,5% và không nhiễm tác nhân gây bệnh sữa (RLB).

b. hả giống

– Cỡ tôm hùm thả nuôi: chiều dài toàn thân từ 4,5 – 6,5cm.

– Mật độ: 12 – 15 con/m2 lồng.

– Giống khi vận chuyển đến địa điểm nuôi nên để khoảng 1 giờ để cân bằng nhiệt độ, sau đó đổ nước biển tại vùng nuôi từ từ vào thùng chứa tôm giống và thay nước từ từ để tôm giống thích nghi với môi trường mới, không bị sốc nhiệt độ hay độ mặn.

3. Chăm sóc và quản lý

a. Giải pháp kiểm soát Vibrio alginolyticus gây bệnh Đỏ thân trên tôm hùm nuôi lồng

* Giải pháp kiểm soát thông qua con đường thức ăn:

– Sử dụng thức ăn tươi (cá liệt, cá sơn, cá mối,…). Trong 2 tháng đầu cho tôm ăn tần suất 2 lần/ ngày vào lúc 7 – 8 giờ và 16 – 17 giờ, lượng cho ăn hằng ngày từ 30 – 40% khối lượng tôm. Sau đó, vẫn cho ăn 2 lần/ngày vào thời gian như trên nhưng lượng giảm xuống còn 20 – 25% khối lượng tôm. Tôm thương phẩm sau 4 tháng nuôi cho ăn một lần vào lúc 7 – 8 giờ, lượng cho ăn từ 15 – 17% khối lượng tôm.

– Trong tháng nuôi đầu, sử dụng chế phẩm sinh học (có thành phần chính là Bacillus spp., Lactobacillus spp., hàm lượng 108 CFU/g), vitamin và khoáng chất (thành phần chính là vitamin C ≥ 6.000 mg/kg và một số khoáng chất bổ sung như Cu, Zn có hàm lượng từ 4.000 – 7.000 mg/kg) trộn vào thức ăn. Cách 05 ngày/01 đợt cho ăn, mỗi đợt cho ăn 5 ngày liên tiếp, cụ thể ở Bảng 1.

Bảng 1. Hướng dẫn cho tôm ăn sử dụng chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất trong tháng đầu của quá trình nuôi

– Bổ sung chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất vào thức ăn theo hướng dẫn sau:

+ Chọn thức ăn tươi rồi rửa bằng thuốc tím nồng độ 5 – 10mg/l trong 10 phút, để 10 phút cho ráo trước khi cắt thành từng miếng nhỏ phù hợp với giai đoạn tôm nuôi.

+ Thức ăn sau khi cắt thành miếng nhỏ được trộn với chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất theo tỷ lệ 5g chế phẩm sinh học + 5g vitamin và khoáng chất + 5g chất kết dính (Binder)/01 kg thức ăn. Sau đó để 15 – 20 phút rồi mới cho tôm ăn.

* Giải pháp kiểm soát Vibrio alginolyticus gây bệnh Đỏ thân trên tôm hùm nuôi lồng thông qua môi trường nước nuôi:

– Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường nước tại lồng nuôi, từ đó có biện pháp kịp thời ứng phó kịp thời với những thay đổi nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôm nuôi.

– Tần suất kiểm tra các yếu tố môi trường nước, ngưỡng thích hợp và biện pháp xử lý khi các yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng thích hợp cho tôm hùm nuôi được thể hiện cụ thể tại Bảng 2.

Bảng 2: Các thông số, tần suất kiểm tra, ngưỡng thích hợp và biện pháp xử lý các yếu tố môi trường nước trong quá trình nuôi tôm hùm lồng

b. Chăm sóc tôm nuôi

– Giảm lượng thức ăn cho tôm hùm vào những ngày biển động, thời tiết thay đổi nắng nóng hoặc mưa to.

– Trong quá trình thao tác đánh bắt, phân cỡ đàn tôm cần nhẹ nhàng, tránh tôm bị xây sát. Vì nếu tôm bị tổn thương, các vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể tôm.

– Hàng ngày theo dõi tình hình sức khỏe tôm, loại bỏ vỏ lột và vớt thức ăn dư thừa để tránh ô nhiễm cục bộ nền đáy và môi trường nước nuôi.

– Định kỳ 1 – 2 tuần/lần, kiểm tra số lượng vi khuẩn Vibrio alginolyticus trong gan tụy tôm hùm nuôi để có giải pháp kiểm soát số lượng vi khuẩn Vibrio alginolyticus ở dưới ngưỡng 9,5 x 105 cfu/g (kiểm soát số lượng vi khuẩn vượt ngưỡng bằng cách: cho tôm ăn thức ăn bổ sung chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn tại mục a, phần 3).

– Khi tôm có dấu hiệu của bệnh đỏ thân (xuất hiện màu đỏ nhạt đến đỏ bầm so với màu sáng trong của tôm khỏe, tôm yếu dần, bỏ ăn và nằm đáy), tiến hành loại bỏ Ðịnh kỳ 10 – 15 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần nhằm loại bỏ chất thải và bẩn bám để tránh lây nhiễm cho các cá thể khác, đồng thời thực hiện giải pháp kiểm soát Vibrio alginolyticus gây Đệnh đỏ thân mục a, phần 3 đối với tôm nuôi chưa có dấu hiệu bệnh.

c. Quản lý lồng bè nuôi

– Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.

– Ðịnh kỳ 10 – 15 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần nhằm loại bỏ chất thải và bẩn bám, việc này nên thực hiện cùng lúc khi tiến hành san thưa tôm.

– Kết thúc vụ nuôi, tiến hành thay lưới lồng nuôi, lồng cũ được kéo lên khỏi mặt nước để chà rửa lưới, lồng/bè nhằm loại bỏ chất bẩn bám, sau đó phơi nắng để sát trùng.

4. Thu hoạch

Thời điểm và kích cỡ tôm thu hoạch phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, điều kiện kinh tế người nuôi và điều kiện tự nhiên vùng nuôi. Tùy vào cỡ giống, mật độ nuôi và mức độ đầu tư, khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch.

5. Chỉ tiêu kỹ thuật của quy trình

– Cỡ tôm hùm thả nuôi: Chiều dài toàn thân từ 4,5 – 6,5cm.

– Mật độ nuôi: 12 – 15 con/m2 lồng.

– Kiểm soát mật độ vi khuẩn V.alginolyticus trong gan tụy tôm hùm nuôi < 9,5 x 10 fu/g.

– Trong quá trình nuôi không xuất hiện bệnh Đỏ thân.

– FCR: 25-27.

– Tỷ lệ sống ≥ 90%.

– Năng suất tôm trung bình 4kg/m2.

Viện Nghiên cứu NTTS III