Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An triển khai nuôi cá leo sạch trong ao đất tại 2 huyện Con Cuông và Hưng Nguyên. Cá leo thích ứng và phát triển tốt, bắt đầu cho thu hoạch, hiệu quả kinh tế cao đem lại hi vọng mới cho nông dân.
Gia đình ông La Đình Hợi ở bản Tân Hợp, xã Lục Dạ (Con Cuông) có diện tích ao đất 700m2 được chọn để thực hiện mô hình. Tháng 5/2017, gia đình ông được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100% tiền cá giống và 60% thức ăn công nghiệp để nuôi cá; tổng trị giá hỗ trợ trên 18 triệu đồng. Trước khi triển khai mô hình, ông Hợi được tập huấn kỹ thuật nuôi và tìm hiểu về đặc tính của loại thủy sản mới lạ này. Với mật độ nuôi 1,5 con/m2, qua hơn 5 tháng thả nuôi, cá phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 50%.
Để tạo thêm nguồn thức ăn cho cá, ngoài thức ăn công nghiệp được cấp, ông Hợi còn bắt ốc bươu vàng về cho cá ăn. Ốc sau khi bắt về rửa sạch được đem băm, giã nhỏ, mỗi ngày ông cho ăn từ 5 – 7kg ốc.
Ông Hợi cho biết: “Do năm đầu nuôi thử nghiệm, chưa có kinh nghiệm nên tỷ lệ sống thấp. Kết thúc đợt nuôi này, gia đình tôi sẽ ngăn ao, phân loại cá để tránh hiện tượng tranh giành thức ăn và cá lớn nuốt cá bé nhằm tăng tỷ lệ sống và tạo sự đồng đều về trọng lượng cho cá. Ngoài thức ăn công nghiệp, ốc bươu vàng bắt về đập lấy ruột, băm, dã nát là thức ăn mà cá leo rất thích, cá nhanh lớn. Tuy nhiên, phải thường xuyên quan sát màu nước, nếu nước quá đục hoặc chuyển sang màu xanh đậm thì chứng tỏ cá ăn không hết thức ăn. Lúc này cần giảm lượng ốc bươu vàng thả xuống ao”.
Ông Lang Văn Bán, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Con Cuông cho biết: “Thời gian đầu khi nhập giống về đúng vào thời điểm nắng nóng nên công tác chăm sóc rất vất vả, tuy nhiên khi cá lớn dần thì sinh trưởng rất tốt.
Dự kiến khoảng 1 – 2 tháng nữa sẽ tổng kết mô hình. Sau khi mô hình thành công, chúng tôi sẽ nhân rộng ra các địa phương khác vì đây là loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, đầu ra rộng mở, giúp người dân nông thôn có thu nhập tốt”.
Tại xã Hưng Thông, Trạm Khuyến nông huyện Hưng Nguyên cũng triển khai một một mô hình cá leo thương phẩm trong ao đất. Cá được thả vào đầu tháng 4/2017. Hộ dân tham gia mô hình được cấp 100% giống, hỗ trợ 30% kinh phí thức ăn và tập huấn kỹ thuật nuôi.
Ông Nguyễn Quốc Dũng tại xóm 6 được chọn triển khai mô hình cho biết, dù mới nuôi lần đầu nhưng cá có khả năng thích ứng cao với nguồn nước và sinh thái nơi đây. Quá trình nuôi cá không nhiễm dịch bệnh, ít công chăm sóc và có giá trị kinh tế cao hơn các loại cá trước đó mà gia đình đã nuôi. Dự kiến cá leo sẽ thu hoạch vào thời điểm Tết Nguyên đán. Đây là loại cá được thị trường rất ưa chuộng, nhất là các quán ăn, nhà hàng nên hiện đã có nhiều thương lái đến đặt mua.
Văn Dũng
Nguồn: nongnghiep.vn
Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Con Cuông cho biết, ao nuôi cá leo phải thoáng; diện tích thích hợp nhất là từ 1.000 – 3.000m2; bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ, giữ được mức nước trong ao ổn định, cách mặt nước tối thiểu 0,5m, có cống cấp và cống thoát riêng biệt; nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm; mực nước trong ao 1,2 – 1,5m là tốt nhất.
- mô hình cá leo li>
- thức ăn cho cá li>
- thức ăn công nghiệp li> ul>
- Quy định mới về xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan (Trung Quốc)
- Sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotics) trong nuôi tôm
- Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD
- Một số yếu tố cần giám sát trong nuôi tôm
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 8/12/2023
- Kiểm soát Nitrit trong hệ thống nuôi truyền thống và RAS
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 12/2023
- Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm
- Ngăn chặn khai thác tận diệt sò lông non bán làm thức ăn cho tôm hùm
- AI nuôi tôm siêu thâm canh
Tin mới nhất
T2,11/12/2023
- Quy định mới về xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan (Trung Quốc)
- Sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotics) trong nuôi tôm
- Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD
- Một số yếu tố cần giám sát trong nuôi tôm
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 8/12/2023
- Kiểm soát Nitrit trong hệ thống nuôi truyền thống và RAS
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 12/2023
- Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm
- Ngăn chặn khai thác tận diệt sò lông non bán làm thức ăn cho tôm hùm
- AI nuôi tôm siêu thâm canh
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt