
Lồng bè cá bị sóng đánh dạt vào bờ. Ảnh: Nguyễn Trang
Hơn 1.000 con cá, gồm cá bớp, cá chim, cá mú… được anh Đặng Văn Qúy (thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh) vớt lên trong mưa lũ ngày 5-11, đến nay vẫn chưa bán được. Anh Quý cho biết: “Khi nước lũ dâng cao, nước ngọt tràn vào lồng bè, cả nhà tôi chạy ra vớt số cá trên cho ngay vào kho đông. Đang mưa gió chỉ vớt được hơn 1.000 con cá, số còn lại bị trôi chết hết, lồng bè bị sóng đánh tan nát”.
Anh Quý thả nuôi 12 lồng cá, gần 2.500 con, đang chuẩn bị thu hoạch thì mưa lũ ập đến, những con cá đạt trọng lượng 4-5kg chết trắng. Nhiều người cố gắng kéo bè cá về phía vùng nước ngọt để “cứu” cá, thậm chí cố gắng vớt số cá còn sống sót trong lồng đưa lên kho đông, nhưng giờ bán không ai mua.

Lũ rút để lại những lồng bè hư hỏng. Ảnh: Nguyễn Trang
Trong khi đó, ông Trần Thiện Dũng (thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh) cho biết có 4 tấn cá chết trôi, hư hết 8 lồng bè, cá chẽm giá 80.000 đồng/kg, nay chỉ bán cho người ta về làm thức ăn gia súc với giá 3.500 đồng/kg, cá vớt “chạy lũ” con nào còn “đẹp” thì để kho đông, cá nào để lâu ươn, tróc vảy thì bán tháo cho gia súc ăn.

Cá ướp lạnh nhiều ngày không ai thu mua. Ảnh: Nguyễn Trang
Một số hộ dân nuôi cá lồng bè cũng găp hoàn cảnh tương tự. Nhà chị Phạm Thị Huyền (thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh) hiện trong kho còn 4 tạ cá chưa bán được và hơn 300 con cá nhỏ từ 1,3kg vẫn tồn kho. Chị Huyền chia sẻ: “Thả gần 1.000 giống cá bớp, cá chim… đã sắp đến thu hoạch thì lũ đến, cả lồng cá chỉ kịp vớt 50%, còn lại cá chết, bè trôi dạt, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Vì không bán được cho thương lái nên tôi đang cố gắng bán lẻ, nhưng chẳng được bao nhiêu”.
Thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chịu nhiều thiệt hại sau mưa lũ, có đến 23 lồng nuôi tôm hùm, cá bớp huyện Lý Sơn bị thiệt hại, gần 85,92ha diện tích nuôi trồng thủy sản (tôm) bị thiệt hại. Ngoài ra, một số diện tích nuôi lồng bè ở khu vực Bình Sơn cũng bị sóng biển đánh dạt, gây hư hỏng.
Nguyễn Trang
Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng
- CPF: Trại giống thủy sản đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 56002 tại Thái Lan
- API: Hướng tới thị trường tôm bố mẹ Việt Nam
- Ecuador: Chi phí sản xuất tăng 24%, đe dọa ngành tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
- Những lợi ích khi nuôi tôm thẻ hạn chế dùng kháng sinh
- Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
- Khó quản lý dịch bệnh trên diện tích nuôi tôm bán thâm canh, quảng canh
Tin mới nhất
T4,22/03/2023
- CPF: Trại giống thủy sản đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 56002 tại Thái Lan
- API: Hướng tới thị trường tôm bố mẹ Việt Nam
- Ecuador: Chi phí sản xuất tăng 24%, đe dọa ngành tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
- Những lợi ích khi nuôi tôm thẻ hạn chế dùng kháng sinh
- Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
- Khó quản lý dịch bệnh trên diện tích nuôi tôm bán thâm canh, quảng canh
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng