Mô hình nuôi tôm CPF-Combine House có nhà mái che bằng hình chóp nón hoặc hình tháp giúp ổn định nhiệt độ môi trường nuôi tôm, an toàn sinh học cao. Với lợi thế không phụ thuộc vào thời tiết, mô hình CPF-Combine House mang lại cơ hội nuôi trúng vụ cao, kể cả ở vụ nghịch.
Vụ nghịch an toàn
Mô hình CPF-Combine House của anh Trần Văn Bắc và Nguyễn Thanh Trường, ở huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) vừa thu hoạch, tôm đạt kích cỡ 13,6 con/kg. Anh Trần Văn Bắc chia sẻ: “Mình che nhà mái nên nhiệt độ ổn định, không sợ sương trong mùa lạnh và mùa mưa ảnh hưởng tôm. Do đó, tỷ lệ thành công nuôi vụ nghịch vẫn cao. Tôm mau lớn. Thời gian thu hoạch rút ngắn được 15 – 20 ngày so với những mô hình CPF-Combine trước đây. Ngoài ra, quan sát bước đầu thấy sử dụng mô hình CPF-Combine House tôm ít bị bệnh đốm trắng”.
Giám đốc kỹ thuật Công ty cổ phần CP Việt Nam Đặng Duy Vinh cho biết, lợi thế của nuôi tôm theo mô hình CPF-Combine có tính an toàn, ít rủi ro, bền vững. Hiện tỉnh có nhiều hộ nuôi tôm đạt kích cỡ từ 15 – 25 con/kg. Đặc biệt, mô hình CPF-Combine House vừa triển khai tại tỉnh, đã có hộ nuôi tôm thu hoạch đạt kích cỡ 13,6 con/kg.
Hiện tôm đang vào vụ nuôi mùa mưa, có giá cao. Tôm 15 con/kg, giá ổn định trên 340 ngàn đồng/kg, lợi nhuận trên 200 ngàn đồng/kg, với các sản phẩm thức ăn C.P chất lượng cao, con giống CPF Turbo G19 và CPF Turbo Fresh. Với chi phí đầu tư nuôi tôm theo mô hình CPF-Combine House, người nuôi có khả năng hoàn vốn sau 1 năm hoặc 1 năm rưỡi. So với nuôi tôm truyền thống, ao đất, kích cỡ tôm đạt dưới 40 con/kg hoặc nhỏ hơn, lợi nhuận người nuôi ít, thậm chí không có lời khi thị trường có biến động giá giảm. Đó là chưa kể trường hợp người nuôi gặp rủi ro về dịch bệnh.
So sánh lợi thế
So sánh lợi thế của mô hình nuôi tôm CPF-Combine House, anh Đặng Duy Vinh phân tích: Các mô hình nuôi tôm CPF-Combine có tỷ lệ thành công cao. Tôm nuôi kích cỡ lớn. Năng suất cao nhưng vẫn còn rủi ro bệnh. Do vào mùa vụ nghịch, nhiệt độ thường thấp, dễ gây ra bệnh đốm trắng, EHP, tôm tăng trưởng chậm, nhiệt độ ao nuôi dễ bị dao động. Khi thời điểm nhiệt độ cao, khó quản lý môi trường, tảo phát triển, tôm dễ bị bệnh phân trắng.
Trong khi đó, CPF-Combine House ổn định nhiệt độ (có thể nâng nhiệt khi nhiệt độ thấp, giảm nhiệt khi nhiệt độ cao và ngăn nước mưa vào trong ao). Ao nuôi không phụ thuộc vào thời tiết, nuôi được quanh năm. Nhờ ổn định môi trường nuôi nên giảm chi phí sản xuất, tôm lớn nhanh hơn từ 15 – 25 ngày nuôi. Hạn chế dịch bệnh tối đa trên tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng, phân trắng, EHP…
Với mô hình CPF-Combine House, ao nuôi có hình chóp nón hoặc hình tháp. Ao nuôi có vật liệu trụ thép hoặc bê-tông ở giữa. Sau đó căng cáp hoặc dây cước, rồi lợp mái bằng lưới và bạt trắng mỏng nên dễ xây dựng, chi phí thấp. Mô hình CPF-Combine và CPF-Combine House quy mô giống nhau, chỉ khác ở chỗ mô hình CPF-Combine House ao ương, ao nuôi có nhà mái che hình chóp nón, hình tháp. Chi phí xây dựng mô hình CPF-Combine House khoảng 70 – 120 triệu đồng/1.000m2.
Trợ lý Phó tổng giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần CP Việt Nam Lê Thế Hải chia sẻ: “Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trên 2.000 ao nuôi theo mô hình CPF-Combine, tỷ lệ thành công khoảng 85%. Trong đó có 125 ao CPF-Combine House tỷ lệ thành công trên 98%. Theo kế hoạch, từ đây đến cuối năm 2022, Công ty cổ phần CP Việt Nam sẽ phát triển thêm 500 ao CPF-Combine House cho khách hàng tại tỉnh. Từ đây đến cuối năm 2022, công ty có chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho khách hàng làm ao CPF-Combine House mới”.
Ngày 28-7-2022, Công ty cổ phần CP Việt Nam tổ chức hội nghị khách hàng và tuyên dương 46 khách hàng nuôi xuất sắc theo mô hình CPF-Combine tại Bến Tre. CPF-Combine là một trong những công nghệ nuôi tôm tiến bộ nhất hiện nay, hướng tới khắc phục những rủi ro và nâng cao năng suất, hiệu quả cho người nuôi tôm. Đồng thời, phù hợp với định hướng phát triển nghề nuôi tôm biển của tỉnh, đó là hướng đến sản xuất hàng hóa và chất lượng. Trong đó, CPF-Combine House được xem là mô hình mới có triển vọng, giúp người nuôi tôm chủ động môi trường nuôi, đạt hiệu quả cao, kể cả ở vụ mùa nghịch.
Thạch Thảo
Nguồn tin: Báo Đồng Khởi,
- mô hình nuôi tôm li>
- mô hình nuôi tôm an toàn sinh học li> ul>
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
Tin mới nhất
T7,04/02/2023
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công