Tuy chưa đến kỳ thu hoạch nhưng trước diễn biến phức tạp của thời tiết, những hộ nuôi cá bớp, cá chim ở vùng biển Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã vội bán tháo, bán lỗ.
Sáng sớm 18-10, tại cảng cá Vạn Giã (huyện Vạn Ninh), hàng chục hộ nuôi cá chim đã tổ chức thu hoạch bán cho thương lái. Gần chục chiếc xe đông lạnh xếp hành dài để thu mua đưa đi tiêu thụ. Ông Nhặn – người nuôi cá chim lâu năm tại thị trấn Vạn Giã cho hay, gia đình ông có gần 70 ô lồng nuôi cá chim; 3 ngày nay, mỗi ngày gia đình ông xuất bán 1 – 1,5 tấn cá. “Mấy ngày qua liên tục mưa lớn, kéo dài do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão nên chúng tôi rất lo lắng. Nhớ lại cơn bão số 12 năm 2017 nên bà con ở đây ai cũng sợ, nghe gió bão là tranh thủ thu hoạch, bán tống bán tháo được chút nào hay chút đó. Hiện nay, cá mới được khoảng 0,5kg, nếu đúng chuẩn trọng lượng thì cá chim phải từ 0,8kg mới xuất bán. Nhưng thà bán lỗ còn hơn mất trắng như mấy năm trước. Do cá chưa đến kỳ thu hoạch nên giá chỉ được khoảng 70% so với cá đủ trọng lượng xuất bán”, ông Nhặn cho hay.
Còn theo ông Lin (thị trấn Vạn Giã), vụ cá chim, cá bớp năm nay được mùa, theo tính toán sẽ lời được một khoản lớn. Tuy nhiên, do phải bán sớm nên giá bán cá bớp chỉ 100.000 đồng đến 110.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng đến 30.000 đồng/kg so với trước đây. Với hơn 50 ô lồng nuôi cá, đợt này ước tính gia đình ông sẽ lỗ khoảng 300 triệu đồng. “Tôi cũng chỉ hy vọng lấy lại được tiền vốn, gồm giống, thức ăn cho cá, còn công sức, tiền lãi ngân hàng phải trả hàng tháng chưa tính. Nhưng như vậy còn hơn, để qua 23-10 (âm lịch) có chút tiền vốn để tái nuôi trồng”, ông Lin nói.
Theo nhiều người dân, không chỉ bị thương lái ép giá mà thời gian qua mưa lớn, nước từ đầu nguồn chảy xuống biển đục ngầu, cộng với giã cào liên tục quần thảo khu vực nuôi nên cá nhỏ dưới 0,5kg bị chết nhiều, phải bán với giá rất thấp. Một thương lái cho hay, bình thường mỗi ngày chỉ thu mua khoảng 10 đến 15 tấn, nhưng hiện nay do người dân bán quá nhiều, lượng mua vào gấp đôi, thậm chí gấp ba, tiêu thụ sẽ khó hơn nên giá cũng thấp hơn so với bình thường. Theo tìm hiểu của phóng viên, mỗi ngày người nuôi cá chim, cá bớp tại Vạn Ninh xuất bán khoảng gần 100 tấn cá. Tuy nhiên, hầu hết người dân mới chỉ xuất bán khoảng 50 đến 60% số cá trong lồng. Một số người thấy giá rẻ nên giữ lại không bán, chờ cá đủ trọng lượng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Luyện – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết, trên địa bàn huyện hiện có khoảng 4.000 ô lồng của người dân nuôi cá chim và cá bớp. Khu vực nuôi chủ yếu ở thị trấn Vạn Giã và xã Vạn Thạnh. Năm nay, việc nuôi trồng thủy hải sản của người dân tương đối thuận lợi, khu vực thả nuôi cũng chưa hứng chịu những tổn thất do thiên nhiên gây ra. Tuy nhiên, những tháng cuối năm thời tiết diễn biến phức tạp, địa phương thường xuyên thông báo cho người dân nắm bắt tình hình để có biện pháp phòng tránh.
Thành Nam Báo Khánh Hòa
- Anh Nguyễn Văn Cường: Tỷ phú nhờ nuôi tôm trên bể xi măng
- Nuôi tôm theo công nghệ semi-biofloc
- Sự đổi ngôi trong danh sách các nhà cung ứng tôm của Mỹ
- VietShrimp 2021 – Đích đến bền vững
- 4 thị trường chính ‘hút’ thủy sản Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021
- Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2020 đạt 3,69 tỷ USD
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 14/4/2021
- Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tháng 2/2020
- Tập đoàn Việt – Úc: Đón tiếp đoàn tham quan của lãnh đạo Bộ NN&PTNT
- Giải pháp quản lý môi trường ao tôm
Tin mới nhất
T3,20/04/2021
- Anh Nguyễn Văn Cường: Tỷ phú nhờ nuôi tôm trên bể xi măng
- Nuôi tôm theo công nghệ semi-biofloc
- Sự đổi ngôi trong danh sách các nhà cung ứng tôm của Mỹ
- VietShrimp 2021 – Đích đến bền vững
- 4 thị trường chính ‘hút’ thủy sản Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021
- Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2020 đạt 3,69 tỷ USD
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 14/4/2021
- Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tháng 2/2020
- Tập đoàn Việt – Úc: Đón tiếp đoàn tham quan của lãnh đạo Bộ NN&PTNT
- Giải pháp quản lý môi trường ao tôm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 8/4/2021
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Kháng kháng sinh – “cơn sóng thần im lặng”
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 1+2
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 11+12: Định hướng chiến lược phát triển thủy sản: Thay đổi là điều tất yếu
- Thông báo: Thay đổi Măngset Tạp chí Người Nuôi Tôm
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh và tôm sú Oxy ngày 27/10/2020
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 7/9/2020
- Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm 44% do ảnh hưởng dịch corona
- Woosung Việt Nam: Ra mắt sản phẩm thức ăn cao cấp Super S cho tôm
- AmBio: Vibrio trong ao nuôi tôm và giải pháp
- Thái Nam Việt: Bộ Ba Kỳ Diệu
- AQUALUM CONC: Giải quyết vấn đề phèn trong ao nuôi tôm
- Dòng máy LAQUA của Horiba (Nhật) chuyên đo pH, DO, TDS, độ mặn,…
- Emivest Feedmill Việt Nam: Giới thiệu giải pháp phòng và điều trị bệnh phân trắng trên tôm
- Thái Nam Việt: Giải quyết vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm
- Dịch tôm thủy phân của VNF: Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia năm 2019
- Một số nguyên liệu, hóa chất dùng trong nuôi tôm, cá
- Khoáng tổng hợp azomite dùng trong nuôi tôm, cá
- Hải Long: Bí quyết đẩy lùi bệnh gan ruột trên tôm mùa mưa