Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), những năm qua, công tác phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản được thực hiện tốt, góp phần ngăn chặn có hiệu quả, hạn chế các dịch bệnh mới xâm nhiễm vào Việt Nam, tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản phát triển, đóng góp quan trọng làm tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, tình hình dịch bệnh thuỷ sản diễn biến phức tạp; một số mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành với tỷ lệ cao. Trong khi đó, điều kiện hạ tầng chăn nuôi thuỷ sản còn nhiều hạn chế, nhiều nơi chưa áp dụng đúng, đủ các yêu cầu về giống, quy trình nuôi, chưa thực hiện tốt việc xử lý nước thải, chất thải.
Nhiều địa phương chưa thực hiện lấy mẫu xét nghiệm khi có thuỷ sản chết, chưa xử lý triệt để dịch bệnh; không thực hiện kiểm dịch thú y đối với việc vận chuyển, buôn bán giống thuỷ sản xuất nhập tỉnh; tình trạng người nuôi lạm dụng kháng sinh, hoá chất, kháng sinh cấm còn phổ biến; việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh còn rất hạn chế.
Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, tình hình nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua phát triển tương đối ổn định, không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên các đối tượng nuôi. Tuy nhiên, kết quả lấy mẫu giám sát phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản những năm qua cho thấy vẫn còn tồn tại mầm bệnh nguy hiểm như TiLV, bệnh gan thận mủ; một vài khu vực xảy ra tình trạng thuỷ sản chết rải rác. Chất lượng nước sông không ổn định, phù sa nhiều, chất thải từ khu dân cư, hiện tượng phú dưỡng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe thuỷ sản nuôi bè.
Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển nuôi trồng và phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, ngày 30.5, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1673/UBND-KT về việc thực hiện kết luận của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT tại hội nghị phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản năm 2022.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức quan trắc môi trường tại các vùng nuôi; giám sát dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thuỷ sản, thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm, xác định nguyên nhân trong trường hợp có động vật thuỷ sản chết nhiều, chết bất thường và thực hiện điều tra dịch tễ học.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, kiểm dịch thú y, thường xuyên thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn cho thuỷ sản, chế phẩm sinh học, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.
Mô hình nuôi lươn không bùn tại xã Bình Minh, thành phố Tây Ninh (ảnh minh họa chụp ngày 10.12.2021).
Triển khai thực hiện và áp dụng các chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm đầu tư chuỗi sản xuất khép kín, bảo đảm các điều kiện về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thực hiện xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hoạt động phòng, chống dịch bệnh, thống kê chính xác, báo cáo kịp thời các số liệu về dịch bệnh, thiệt hại trong nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời, hướng dẫn người nuôi áp dụng các quy trình nuôi, phòng chống dịch bệnh, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đối với từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng nuôi, xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thuỷ sản an toàn dịch bệnh.
Các doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến thuỷ sản thực hiện tốt các quy định của pháp luật, quy trình kỹ thuật về nuôi và quản lý ao nuôi, giám sát và xử lý dịch bệnh theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn; xem xét, đầu tư xây dựng các chuỗi sản xuất thuỷ sản khép kín, bảo đảm các điều kiện về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Minh Dương
Nguồn tin: Báo Tây Ninh
- phòng bệnh trên thủy sản li> ul>
- FAO: 3 kịch bản dự báo cho ngành thủy sản toàn cầu vào năm 2050
- Chiết suất dinh dưỡng từ nước thải trong chế biến tôm
- Nuôi tôm theo chuẩn thị trường
- Phú Yên: Hơn 30.000 con tôm hùm và cá chết do ảnh hưởng mưa bão
- R.E.P Biotech: Cung cấp giải pháp sử dụng kháng sinh có kiểm soát trong chăn nuôi, NTTS
- Công nghệ chưa theo kịp nghề nuôi tôm
- Vẹm – vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm
- Vào mùa tôm
- Người dân nuôi trồng thuỷ sản Khánh Hoà không chủ quan trước mùa mưa bão
- Ấn Độ: 20 loại kháng sinh cấm sử dụng trong ngành tôm
Tin mới nhất
T2,15/08/2022
- FAO: 3 kịch bản dự báo cho ngành thủy sản toàn cầu vào năm 2050
- Chiết suất dinh dưỡng từ nước thải trong chế biến tôm
- Nuôi tôm theo chuẩn thị trường
- Phú Yên: Hơn 30.000 con tôm hùm và cá chết do ảnh hưởng mưa bão
- R.E.P Biotech: Cung cấp giải pháp sử dụng kháng sinh có kiểm soát trong chăn nuôi, NTTS
- Công nghệ chưa theo kịp nghề nuôi tôm
- Vẹm – vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm
- Vào mùa tôm
- Người dân nuôi trồng thuỷ sản Khánh Hoà không chủ quan trước mùa mưa bão
- Ấn Độ: 20 loại kháng sinh cấm sử dụng trong ngành tôm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Lá trầu không: Phát hiện mới cho việc phòng trị bệnh do AHPND trên tôm
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Mô hình nuôi tôm Combine Mini cho nông hộ nhỏ
- Ngành cá nước ngọt tại miền Bắc: Quản lý dịch bệnh và tiềm năng phát triển
- Vaccine cvcDNA: Hy vọng mới về khả năng miễn dịch, kháng virus di truyền trên tôm
- Xử lý nền đáy ao đất trong nuôi tôm
- Không có nhà máy chế biến, giá tôm Bến Tre “thiệt thòi” so với các tỉnh ĐBSCL
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn trong trang trại nuôi tôm
- Grobest giới thiệu Giám đốc Điều hành mới, kỳ vọng gặt hái thêm nhiều thành công trong giai đoạn sắp tới
- Giải pháp di truyền đối phó với virus đốm trắng trên tôm
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công
- Vai trò của khoáng với sự phát triển của tôm
- AmBio: Đưa công nghệ 4.0 đến với người nuôi cá nước lạnh
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Bệnh đường ruột trên tôm và biện pháp xử lý triệt để
- Vannamei: Bao bì mới, chất lượng cao cấp không đổi
- Xử lý nền đáy ao đất trong nuôi tôm
- AHPND, EMS: Cách phòng ngừa và giải pháp điều trị, xử lý
- Giải pháp điều trị dứt điểm bệnh phân trắng trên tôm
- Giải pháp cho bệnh phân trắng trên tôm