
Cán bộ ngành thủy sản kiểm tra hoạt động sản xuất giống tại cơ sở sản xuất giống Cao Quý (TP.Vũng Tàu). Ảnh: HỮU THI
Ông Lê Kim Thanh (người nuôi tôm tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) cho biết, trước đây nguồn tôm sú giống sản xuất trên địa bàn tỉnh luôn bảo đảm chất lượng, tôm ít bị dịch bệnh, hầu hết các vụ nuôi đều thành công cho hiệu quả kinh tế cao. Nhưng từ năm 2008 trở về sau thì chất lượng con giống ngày càng xuống thấp. Có những vụ ông Thanh nhập con giống về nuôi nhưng chỉ 1 tháng sau tôm bị chết hết, gây thua lỗ hàng trăm triệu đồng.
Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản tỉnh, chất lượng con giống kém phần nào là do các cơ sở sản xuất giống nhỏ lẻ không đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất không bảo đảm. Hiện trên địa bàn tỉnh có 126 cơ sở sản xuất giống với các đối tượng chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và một số loại cá biển có giá trị kinh tế như cá chẽm, cá chim, cá bớp…
Hàng năm, các cơ sở này cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hơn 3 tỷ con giống mỗi loại. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 4 cơ sở được ngành thủy sản kiểm định và công bố tiêu chuẩn chất lượng gồm: Trại tôm giống của Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam (huyện Đất Đỏ), HTX sản xuất giống Thành Phát, Công ty TNHH Thương mại và Nuôi trồng thủy sản Ngọc Hoàng Thành (TP.Vũng Tàu), Công ty TNHH đầu tư sản xuất giống thủy sản An Thịnh (huyện Xuyên Mộc).
Bà Phạm Thị Thu Nga, Phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, các cơ sở cung cấp giống thủy sản nhỏ lẻ chiếm số lượng lớn như tại BR-VT (hơn 100 cơ sở) gây khó khăn trong việc quản lý cho cơ quan chuyên môn, dẫn đến không thể kiểm soát hết chất lượng con giống khi xuất bán trên thị trường. Bên cạnh đó, hiện nay việc kiểm dịch sản phẩm con giống chỉ thực hiện với các cơ sở xuất hàng ra ngoài tỉnh. “Do đó, chỉ mới có khoảng 50% giống sản xuất trong tỉnh được thực hiện kiểm dịch chất lượng” .
Ngoài ra, hiện nay do các cơ sở sản xuất đều nằm trong vùng chờ quy hoạch giải tỏa sản xuất như phường 12 (TP.Vũng Tàu), thị trấn Long Hải (huyện Long Điền), dẫn đến ảnh hưởng tâm lý chủ cơ sở sản xuất không dám mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, làm cho việc sản xuất con giống cũng chưa bảo đảm chất lượng.
Để đáp ứng nhu cầu về quỹ đất của các cơ sở sản xuất giống, đồng thời khai thác hết tiềm năng hiện có của tỉnh, từ năm 2015, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu trung tâm sản xuất giống tập trung tại huyện Đất Đỏ, với diện tích 149,4ha, với 10 dự án được phê duyệt đầu tư. Đến nay, đã có 3 dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
Ông Trương Văn Đoàn, đại diện Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam – 1 trong 3 DN có dự án trong vùng quy hoạch nói trên – cho biết, sau 3 năm đầu tư: Hiện mỗi tháng công ty cung cấp ra thị trường khoảng 200 triệu ấu trùng tôm đạt chất lượng cao. Để đạt được kết quả này, công ty đã đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại, công nghệ cao, từ xử lý nước, nuôi tảo, thiết bị xét nghiệm… thực hiện theo quy trình kép kín. Nhờ đó, tôm giống xuất bán ra thị trường đều bảo đảm chất lượng, tôm ít dịch bệnh, tăng trưởng nhanh.
Rõ ràng, để bảo đảm chất lượng giống thủy, hải sản, một trong những vấn đề quan trọng hiện nay của BR-VT là thực hiện thành công quy hoạch khu sản xuất giống tập trung, hạn chế bớt các cơ sở sản xuất giống nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu.
Ngô Thanh
Nguồn: Báo Bà Rịa Vũng Tàu
Để có được tôm giống chất lượng, các trại sản xuất tôm giống cần đáp ứng 5 yếu tố: Nguồn tôm bố mẹ tốt, bảo đảm khả năng sản xuất giống tốt; Trại giống bảo đảm điều kiện an toàn về mặt sinh học; Nguồn nước phục vụ sản xuất tôm giống phải đảm bảo và được xử lý kỹ không để ô nhiễm; Thức ăn cho tôm giống có chất lượng cao; Sử dụng các vi sinh, không dùng kháng sinh, hóa chất trong quá trình sản xuất tôm giống. Ngoài ra, cần có chính sách chấn chỉnh tình trạng lưu hành, sử dụng tôm bố mẹ, tôm giống không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm nghiệm, khảo nghiệm; có cơ chế truy xuất nguồn gốc tôm bố mẹ nhập khẩu để ngăn chặn sản phẩm chất lượng kém, nguồn tôm bố mẹ và tôm giống nhập lậu.
- chất lượng con giống li>
- tôm giống li>
- tôm sú giống li>
- tôm thẻ chân trắng li> ul>
- Chất lượng tôm giống: Yếu tố quan trọng để thành công và phát triển bền vững
- Toàn cảnh thị trường tôm giống tại Ấn Độ năm 2022
- Ương dưỡng tôm giống trước khi thả nuôi: Giải pháp trong nuôi tôm vụ Đông
- Tôm sú giống hỗ trợ đã đến tay người dân
- Quy định mới gây khó khăn trong việc giám sát tôm giống nhập tỉnh
- Cà Mau: Chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tôm giống
- Tôm giống chịu lạnh: Giải pháp cho nuôi tôm vụ Đông tại miền Bắc
- Tổng quan thị trường tôm bố mẹ năm 2022
- Danh sách các công ty nhập tôm bố mẹ SIS tại Việt Nam trong tháng 3/2022.
- Nuôi tôm Quảng Nam: Cơ hội mở ra từ sản xuất tôm giống sạch
Tin mới nhất
T5,09/02/2023
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Xuất khẩu 2 triệu con tôm giống sang thị trường Đài Loan
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng