TP. Cam Ranh sau khi rà soát lại, diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên vịnh Cam Ranh giảm đến 373ha, dẫn đến không đủ diện tích để bố trí lồng bè. Trong khi đó, diện tích NTTS còn lại chưa được lập dự án triển khai quy hoạch chi tiết vì UBND tỉnh chưa có quyết định phê duyệt quy hoạch.
Diện tích còn một nửa nên khó sắp xếp
Theo Quyết định 1788 ngày 22-6-2018 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035, tỉnh quy hoạch 630ha vùng mặt nước vịnh Cam Ranh cho NTTS. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch NTTS, TP. Cam Ranh đã gặp những khó khăn, vướng mắc do sự chồng lấn giữa các quy hoạch quốc phòng, quy hoạch luồng hàng hải, quy hoạch khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão… Do đó, UBND TP. Cam Ranh đã nhiều lần kiến nghị UBND tỉnh rà soát, điều chỉnh quy hoạch NTTS mặt nước vịnh Cam Ranh cho phù hợp với thực tế.
Nuôi trồng thủy sản ở vùng biển Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh).
Sau đó, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh và UBND TP. Cam Ranh tiến hành rà soát, tham mưu UBND tỉnh khu vực NTTS phù hợp. Qua rà soát, TP. Cam Ranh chỉ còn 257ha để quy hoạch NTTS, giảm 373ha (59% diện tích) so với diện tích quy hoạch theo Quyết định 1788. Cụ thể, vùng mặt nước Bình Hưng, xã Cam Bình còn 27ha; vùng mặt nước phía đông xã Cam Lập còn 230ha. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình tỉnh để xem xét đưa vào quy hoạch chung của tỉnh.
Ông Lê Ngọc Thạch – Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh cho biết, quy hoạch diện tích 257ha mặt nước không thể đáp ứng được nhu cầu NTTS của người dân 11 xã, phường ven biển trên địa bàn thành phố. Do đó, TP. Cam Ranh gặp khó khăn trong công tác quản lý mặt nước NTTS, di dời lồng bè về đúng vùng quy hoạch. Bên cạnh đó, UBND thành phố cần thuê đơn vị có chuyên môn triển khai quy hoạch chi tiết, cắm mốc định vị, xác định vị trí thực địa để quản lý tốt quy hoạch NTTS đối với 257ha này. Tuy nhiên, do trong thời gian chờ tích hợp nội dung quy hoạch NTTS vào quy hoạch tỉnh nên UBND tỉnh chưa có quyết định phê duyệt quy hoạch NTTS đối với 257ha này. Vì vậy, thành phố chưa có cơ sở để lập dự án triển khai quy hoạch chi tiết NTTS cho 257ha tại Cam Ranh.
Kiến nghị bổ sung quy hoạch
Trong cuộc họp mới đây, ông Nguyễn Duy Quang – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận, TP. Cam Ranh rất khó khăn trong việc bố trí di dời lồng bè, đảm bảo NTTS cho ngư dân ở 11 xã, phường khi chỉ có 257ha. Tuy nhiên, hiện nay, diện tích mặt nước của TP. Cam Ranh bị chồng lấn nhiều vào các quy hoạch, trong đó có quy hoạch liên quan đến quốc phòng. Vì vậy, thời gian tới, thành phố cần rà soát, cập nhật lại đưa vào đối tượng ưu tiên để thực hiện di dời theo đề án nuôi biển UBND tỉnh mới phê duyệt.
Ông Lê Ngọc Thạch cho biết, UBND TP. Cam Ranh đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh sớm làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Bộ Quốc phòng để thống nhất kiến nghị điều chỉnh Quyết định số 44 ngày 22-9-2015 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng rà soát, xác định cụ thể vị trí và diện tích mặt nước phục vụ cho công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ an toàn Căn cứ Quân sự tại Cam Ranh. Những vị trí còn lại thì nên tạo điều kiện bổ sung quy hoạch để cho phép người dân được NTTS, vừa đảm bảo quốc phòng, an ninh vừa tạo điều kiện giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Theo UBND TP. Cam Ranh, để giải quyết số lao động NTTS dôi dư sau khi di dời lồng bè vào vùng quy hoạch NTTS được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cần có biện pháp chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho số lao động này. Tuy nhiên, vấn đề này gặp khó khăn do đa số lao động có trình độ văn hóa thấp (dưới lớp 9), chưa có kinh nghiệm về các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, thu nhập từ NTTS cao hơn các ngành nghề khác nên họ không muốn chuyển nghề. Vì vậy, UBND TP. Cam Ranh kiến nghị UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ di dời lồng bè NTTS vào vùng quy hoạch; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho số lao động NTTS dôi dư.
VĂN KỲ
Nguồn tin: Báo Khánh Hòa,
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh với tư thương mua tôm oxy
- Cho tôm ăn như thế nào là hiệu quả?
- Năm 2023: Dồn lực cho phát triển con tôm
- Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm không dùng kháng sinh, hóa chất
- Cập nhật giá tôm ngày 9-2-2023
- Phập phồng nuôi tôm chân trắng
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
Tin mới nhất
T5,09/02/2023
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh với tư thương mua tôm oxy
- Cho tôm ăn như thế nào là hiệu quả?
- Năm 2023: Dồn lực cho phát triển con tôm
- Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm không dùng kháng sinh, hóa chất
- Cập nhật giá tôm ngày 9-2-2023
- Phập phồng nuôi tôm chân trắng
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng