Ẩm độ: Nâng cao chất lượng và giảm chi phí trong sản xuất thức ăn thủy sản

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Nghiên cứu chứng minh rằng chất lượng thức ăn, độ an toàn, chi phí sản xuất và thời hạn sử dụng đều có thể được tăng cường bằng cách quản lý độ ẩm trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản. Trước khi xem xét cơ chế quản lý độ ẩm, điều quan trọng là phải hiểu các thông số về chất lượng thức ăn và độ ẩm thích hợp đóng góp như thế nào về cả mặt chất lượng lẫn kinh tế sản xuất.

Sự tối ưu hóa chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản cho phép nhiều chất dinh dưỡng được hấp thu trực tiếp, nâng cao hiệu suất và hình ảnh thương hiệu. Những thông số đánh giá chất lượng thức ăn thủy sản của cả hai loại thức ăn dạng ép viên và ép đùn bao gồm độ bền và độ ổn định của thức ăn trong nước. Các chỉ số chất lượng khác bao gồm không bị rỉ dầu, đáp ứng về thời hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng, tốc độ chìm chính xác, kết cấu phù hợp và màu sắc.

Cải thiện độ bền của viên có thể hỗ trợ chất lượng thức ăn, thức ăn sẽ được vận chuyển và lưu trữ với số lượng lớn hoặc cần kéo dài thời hạn sử dụng. Các quy trình cho ăn thâm canh, chẳng hạn như sử dụng khí nén để di chuyển thức ăn đi một quãng đường dài trong canh tác ven biển, cũng có thể đòi hỏi độ bền cao hơn. Trong các hoạt động trên đất liền hoặc khi cho tôm ăn chậm ăn, tính ổn định của thức ăn rất quan trọng để cung cấp chất dinh dưỡng cho động vật và bảo vệ chất lượng nước.

Giảm biến thể và đáp ứng các thách thức sản xuất

Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hoặc những thay đổi về chất lượng thành phần có thể gây ra sự khác biệt và cản trở hiệu quả sản xuất. Quản lý các thông số chất lượng giúp chủ động điều chỉnh khi phải thay đổi các thành phần hoặc công thức sản xuất mới. Tính linh hoạt để điều chỉnh sản xuất và duy trì chất lượng cũng có thể giúp các nhà sản xuất điều chỉnh thức ăn phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Những thách thức phổ biến trong sản xuất thức ăn thủy sản bao gồm:

Bảng 1. Ví dụ về cách bước giúp làm giảm độ ẩm của thức ăn chăn nuôi.

  • Đa dạng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
  • Khác biệt về chất lượng thành phần
  • Mức độ chất béo có thể thay đổi từ 5-40% với sự rò rỉ chất béo tối thiểu
  • Đạt được độ ổn định trong nước và sức nổi cụ thể
  • Đạt độ bền
  • Kéo dài hạn sử dụng

Quá trình nghiền nguyên liệu thô là điểm khởi đầu quá trình sản xuất thức ăn cho cá, quá trình này có thể làm giảm độ ẩm. So với các loại thức ăn chăn nuôi khác, thức ăn thủy sản thường cần các hạt nhỏ hơn. Điều này có nghĩa là quá trình sản xuất thức ăn thủy sản có thể cần nhiều thời gian hơn để hydrat hóa và sưởi ấm trong quá trình điều hòa. Bởi vì quá trình làm nóng diễn ra nhanh hơn quá trình truyền ẩm, nên khi thức ăn di chuyển qua giai đoạn điều hòa, sẽ hiệu quả hơn nếu kéo dài thêm thời gian hydrat hóa trước khi thêm hơi nước và kết thúc bằng việc phun bổ sung chất béo (Bảng 1).

Quản lý ẩm độ trong sản xuất thức ăn

Độ ẩm thích hợp thâm nhập vào các hạt nguyên liệu thô hỗ trợ quá trình gia nhiệt nhất quán và góp phần đảm bảo vệ sinh và độ bền của thức ăn thủy sản (Hình 1). Các viên khô hơn có thể dễ bị vỡ và tạo ra bụi. Vì quá trình sấy tiêu thụ khoảng một nửa năng lượng cần thiết để tạo ra thức ăn ép đùn, độ ẩm phải được theo dõi để quản lý chi phí năng lượng.

Hình 1. Ẩm độ đóng một số vai trò quan trọng trong chất lượng thức ăn thủy sản.

Chất bổ sung: An toàn, ổn định và thời hạn sử dụng

Các biện pháp can thiệp như chất bổ sung được thiết kế để giúp quản lý độ ẩm có thể hỗ trợ các thông số chất lượng quan trọng và cũng có thể hỗ trợ tính kinh tế trong sản xuất thức ăn thủy sản. Được thiết kế để giảm sức căng bề mặt của nước, tăng cường phân tán và hấp thụ độ ẩm, đồng thời giảm thiểu sự phát triển của nấm mốc, các phụ gia dạng lỏng có thể giúp điều chỉnh độ ẩm trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản.

Bảng 2. Chất bổ sung chống nấm mốc có thể cải thiện hiệu quả sản xuất tổng thể bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng và tối ưu hóa quản lý độ ẩm

Hình 2. Thử nghiệm thời hạn sử dụng tương đối được thực hiện ở 38°C và độ ẩm tương đối 90%.

Hình 3. Không có chất phụ gia, nước có sức căng bề mặt cao

Khi xem xét tính an toàn của thức ăn thủy sản, sử dụng chất bổ sung ức chế nấm mốc cũng có thể giúp chống lại sự phát triển của nấm mốc. Một loại chất bổ sung thức ăn dạng lỏng có thể được sử dụng như một công cụ ngăn ngừa nấm mốc là Fylax Forte-HC với công nghệ ActiProp – một sự pha trộn tổng hợp của các thành phần được thiết kế để ức chế sự phát triển của nấm mốc và bào tử.

Trong thử nghiệm, các thành phần riêng lẻ của chất bổ sung được đánh giá về khả năng ngăn ngừa nấm mốc đối với hai loại nấm mốc phổ biến – Aspergillus chevaileriPenicillium lanosocoeruleum. Trong khi tất cả các thành phần riêng lẻ cho ra hiệu quả không cao, nhưng sự kết hợp của chúng đã tạo ra hiệu ứng hiệp đồng. Khi so sánh chất ức chế nấm mốc khô thường được sử dụng là canxi propionate, cho thấy ở dạng lỏng có thời hạn sử dụng là 171 ngày so với 101 ngày và ở liều lượng nhỏ hơn (Hình 2). Canxi propionate cũng có hiệu quả vượt trội so với các chất ức chế nấm mốc thương mại khác.

Bằng cách giảm sức căng bề mặt của nước, chất bổ sung này cho phép độ ẩm thẩm thấu tốt hơn trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản (Hình 3).

Thảo luận

Trong các quy trình tạo viên và ép đùn, việc quản lý độ ẩm sẽ hỗ trợ các viên có chất lượng cao và bền. Bao gồm chất bổ sung ức chế nấm mốc có thể giúp kéo dài thời hạn sử dụng thức ăn thủy sản, cải thiện độ ẩm của thức ăn viên và giảm chi phí năng lượng trong quá trình sản xuất. Trong các quy trình sản xuất ép đùn, việc quản lý độ ẩm và sử dụng chất bổ sung có thể làm giảm nhu cầu năng lượng và có khả năng tăng năng suất sản xuất bằng cách cắt giảm thời gian sấy.

Ứng dụng Fylax Forte-HC, các nhà sản xuất thức ăn thủy sản có thể tăng độ ẩm trong thức ăn cuối cùng lên 1% và có thể tăng công suất sản xuất lên tới 10%, nâng cao độ bền của viên. Khi các nhà sản xuất thức ăn thủy sản điều hướng giá hàng hóa hỗn loạn và chi phí năng lượng tăng cao, việc cải thiện độ ẩm là cơ hội để hỗ trợ sản xuất thức ăn hiệu quả và tối ưu hóa chất lượng thức ăn thủy sản.

Trudy Nguyễn (Lược dịch)