Vai trò của Biofloc trong nuôi trồng Thủy sản

Biofloc là giải pháp công nghệ đang được thử nghiệm và ứng dụng rộng rãi trong những năm gần đây nhằm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường vùng nuôi, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp một cách bền vững, nhất là trong lĩnh vực nuôi tôm.

Biofloc là một phức hợp dạng cụm kết dính bao gồm các loài tảo, tảo biển lớn, động vật nguyên sinh, mảnh vụn hữu cơ, vi khuẩn…; chúng có tác dụng cải thiện chất lượng nước, là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm cá nuôi, thúc đẩy tăng trưởng của tôm, cá nhờ các thành phần dinh dưỡng của nó và tăng cường an toàn sinh học. Chất lượng dinh dưỡng của Biofloc rất tốt cho tôm cá nuôi. Hàm lượng Protein khô trong Biofloc chiếm khoảng 25-50%, phần lớn nằm trong khoảng 30-45%. Chất béo chiếm từ 0,5-15%, thông thường nằm trong khoảng 1-5%. Biofloc là một nguồn Vitamin và khoáng chất rất tốt, đặc biệt là Phosphorus.

Kiểm tra hàm lượng Biofloc trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Hai vai trò quan trọng Biofloc cung cấp là xử lý chất thải hữu cơ và là nguồn dinh dưỡng tốt cho tôm cá sử dụng. Hệ thống Biofloc có thể vận hành với tỷ lệ trao đổi nước rất thấp (khoảng 0,5-1%/ngày). Trao đổi nước ít giúp cho sự phát triển và hoạt động của Biofloc tốt hơn để tăng cường xử lý chất thải hữu cơ và các chất dinh dưỡng. Trong hệ thống Biofloc, thay nước để duy trì chất lượng nước trong ao nuôi được giảm tối thiểu, thay vào đó, việc xử lý chất thải được thực hiện ngay bên trong hệ thống nhờ vào vai trò của các vi sinh vật dị dưỡng.

Lợi ích của Biofloc là chuyển hóa chất dinh dưỡng từ chất thải hữu cơ thành nguồn Protein của cá hoặc tôm. Khoảng 20-30% Nitrogen trong thức ăn được hấp thu bởi tôm cá, khoảng 70-80% Nitrogen trong chất thải ra môi trường. Trong hệ thống Biofloc, phần lớn lượng Nitrogen này được vi sinh vật sử dụng và nó là thành phần chính của các hạt Biofloc. Theo các nghiên cứu đã thực nghiệm trên tôm thẻ chân trắng và cá rô phi thì sự tăng trưởng cá, tôm có sự đóng góp 20 -30% Protein từ Biofloc của vi sinh vật trong hệ thống Biofloc. Điều này thể hiện qua chỉ số FCR giảm trong các vụ nuôi.

Công nghệ Biofloc được phát triển như một cách để giảm lượng thức ăn và nước đầu vào. Phương pháp này dựa trên việc duy trì tỉ lệ C: N cao hơn trong ao nuôi, cho phép Floc sinh sôi trong nước nuôi. Bổ sung đủ C sẽ giúp vi khuẩn phát triển, sử dụng hết các chất thải hữu cơ, chuyển hóa Amonia, làm sạch môi trường. Nguồn C hữu cơ có thể dùng để bổ sung vào ao nuôi thường là nước rỉ đường, mật mía hoặc bột mì, bột sắn… Tốt nhất nên dùng nước rỉ đường sẽ tốt cho môi trường hơn. Các vi khuẩn phân hủy

Hệ thống Biofloc thích hợp với các loài có thể sử dụng trực tiếp Biofloc như nguồn dinh dưỡng. Hệ thống cũng phù hợp với những loài có khả năng chịu đựng hàm lượng chất rắn lơ lửng và điều kiện môi trường xấu. Một số loài như tôm, cá rô phi, cá chép có đặc điểm sinh học phù hợp có thể tiêu hóa Protein từ Biofloc. Do đầu tư hệ thống sục khí và ao nuôi cao nên ở Việt Nam chủ yếu mới áp dụng cho nuôi tôm chân trắng.

Nguồn tin: Phòng chuyển giao kỹ thuật Thủy Sản