Một số phương pháp xử lý đáy ao nuôi tôm

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Xử lý đáy ao nuôi là biện pháp quan trọng và cần thiết cho một vụ nuôi thành công.

Trước vụ nuôi

Đối với hệ thống lót bạt: Sau một thời gian nuôi, ao bạt rất dễ bị đóng rong nhớt, do mùn bã hữu cơ và thức ăn thừa tích tụ. Nhớt đáy tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh về đường ruột, gan tôm… Rong nhớt quá dày sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với sự phát triển của những nhóm tảo có lợi cho tôm. Vì có bản chất như tảo nên khi chết, xác của rong nhớt cũng có thể phân hủy thành một số khí độc nguy hiểm.

Tiến hành chà, rửa sạch bạt sạch sẽ, phơi nắng 2 – 3 ngày, sau đó dùng vôi CaO hòa với nước phun đều lên bề mặt bạt để phơi nắng khoảng 5 – 7 ngày rồi vệ sinh lại.

Đối với hệ thống ao đất:

Phương pháp dọn tẩy khô: Thường được áp dụng cho những ao có điều kiện tháo cạn nước. Tiến hành tháo cạn nước, sau đó nạo vét hết lớp bùn đáy, phơi khô đáy ao trong 2 – 3 tuần (quá trình này sẽ oxy hóa các chất hữu cơ, giảm được nồng độ khí độc H2S, tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh gây hại).

Phương pháp cải tạo khô thường kết hợp cày xới, ủi lại ao, nhằm thúc đẩy quá trình oxy hóa giúp phân hủy chất hữu cơ và hạn chế mầm bệnh, đồng thời giúp làm giải thoát các lượng khí độc còn tồn đọng trong nền đáy. Tiến hành xới đất đáy ao với độ sâu khoảng từ 5 – 10cm, sau đó rải vôi CaO theo liều khoảng từ 5 – 10kg/100 m2 để ổn định pH nền đáy ao, tiêu diệt mầm bệnh từ vụ nuôi trước và phân hủy hết các khí độc (tùy thuộc vào độ pH và axit của đất).

Phương pháp tẩy dọn ướt: Thường được áp dụng cho những ao không có điều kiện tháo cạn nước, phơi đáy. Tiến hành tháo cạn nước đến mức có thể. Sau đó dùng áp lực nước bơm sục đáy ao và tẩy rửa chất thải, bơm nước bùn sang ao lắng-xử lý, sau đó bón vôi, (chú ý bón vôi cả bờ).

Trong vụ nuôi

Cân đối lượng thức ăn cho tôm, hạn chế thức ăn thừa; Kết hợp sử dụng vi sinh cải tạo đáy ao trong quá trình nuôi giúp xử lý chất hữu cơ, giảm khí độc, cung cấp hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi, cải thiện môi trường ao nuôi…

Đối với ao bạt: Thường xuyên kiểm tra nền đáy, xi phông, loại bỏ phân, vỏ tôm; Giữ mực nước ao và độ trong ổn định, sao cho ánh sáng không xuyên được xuống đáy.

Đối với ao đất: Loại bỏ chất thải bùn đáy ra khỏi ao bằng cách thay nước, hút bùn và xi phông đáy ao; Ngăn chặn xói mòn ở bờ và đáy ao.

Thu Hiền

Sodium Humate:

Giảm pH trong nước, cải thiện nước ao nuôi

       (Muối Kiềm HL 60%)

Công dụng:

1- Chất phụ gia kết hợp trong thức ăn cho ngành thủy sản, làm giảm PH trong nước, cải thiện chất lượng nước.

2- Làm nước ao, hồ có chứa NATRI và BICARBONATE trở nên thẩm thấu hơn thích hợp cho cá sinh sống.

3- Làm tăng độ đệm chất lượng nước và duy trì PH mong muốn.

4- Giúp cải thiện chức năng hấp phụ và thải các kim loại nặng và độc hại trong nước.

5- Làm giảm sự căng thẳng của tôm, cá và kiểm soát tốt áp suất trong nước.

6- Làm tăng sản lượng trứng và cải thiện tỷ lệ sinh đẻ.

7- Làm bền da cá và màng trứng, kháng ký sinh trùng xâm nhập.

8- Thúc đẩy sự trao đổi chất phát triển nhanh hơn.

9- Cải thiện tốc độ tăng trọng hàng ngày, chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn để thúc đấy sự phát triển của Tôm, Cá.

10- Cải thiện sức khỏe cho Tôm, Cá, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khả năng kháng bệnh để duy trì sức sống.

11- Giảm tỷ lệ nhiễm trùng thứ cấp của Tôm và Cá.

Đặc điểm sản phảm: Dạng Hạt.

Hàm lượng: 60%.

Kỹ thuật: 2kg đến 3kg/tấn.

Quy cách: Bao 25kg.

Nhập khẩu từ Trung Quốc.

Liên hệ: Công ty Saturn

Số điện thoại: 0969 169 023 (Mr Hà)