Lộ trình sản xuất tôm bền vững

Các chương trình mới nhằm đảm bảo môi trường trong chuỗi cung ứng tôm nuôi trên toàn cầu được tốt hơn đã được WWF công bố ngày hôm nay

Kế hoạch chi tiết của tổ chức này về chuỗi cung ứng tôm có khả năng chống lại tương lai là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp mua, bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những mục đích sau đây vào năm 2025:

  • Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng để sản xuất những con tôm đó.
  • Không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên đã được cấp sau năm 1999.
  • Giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất tôm và thức ăn cho chúng.
  • Đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị.
  • Yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.

“Suốt một thời gian dài vừa qua, chúng ta đã cho ngành thực phẩm chuyển giao trách nhiệm giải trình chuỗi cung ứng của họ, điều này đã dẫn đến việc một số ít hệ thống sinh thái tự nhiên còn lại bị phá hủy, thực phẩm được sản xuất bởi sức lao động của trẻ em. Đây không thể là tương lai của ngành thực phẩm và chúng ta cũng không nhất thiết phải làm như vậy. Ngành công nghiệp nuôi tôm có thể coi là đang trên đỉnh của một sự chuyển đổi lớn. Thành công ở đây có thể chứng minh được rằng, một thê hệ sản xuất thực phẩm bền vững, có đạo đức là điều chúng ta có thể thực hiện được”, ông Aaron MC Nevin, Phó chủ tịch phụ trách nuôi trồng thủy sản, WWF chia sẻ.

Hiện nay, trên toàn cầu, tôm được cho là loại thủy sản giao dịch có giả trị nhất tính theo khối lượng, chiếm 32 tỷ USD thương mại mỗi năm. Theo WWF, việc thâm canh có kiểm soát mang lại cho tôm nuôi tiềm năng hỗ trợ bền vững cho nhu cầu protein ngày càng tăng lên trên toàn cầu bằng cách sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn, tối đa hóa sản lượng và giảm đầu vào. Như báo cáo đã giải thích: “ Mặc dù tôm nuôi được coi là một trong những mặt hàng hủy hoại môi trường nhiều nhất, các tác nhân chính trong ngành gần đây đã đạt được tiến bộ trong việc hợp tác giải quyết các vấn đề toàn ngành. Những thách thức và cơ hội với tôm nuôi có thể coi là biểu tượng cho nhiều mặt hàng thực phẩm khác. Do đó, việc chuyển đổi chuỗi cung ứng tôm mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp áp dụng những kiến thức đã học về nguyên tắc và thực tiễn vào các mặt hàng khác”.

Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, các công ty đang có cơ hội đáng kể để thể hiện sự tiến bộ và hành động của mình với các vấn đề được nêu ra trong bản kế hoạch chi tiết cũng như  tiến hành thức hiện các hành động giảm thiểu rủi ro cho các nhà cung cấp, đảm bào nguồn cung và thị trường đáng tin cậy cho tôm, tăng hiệu quả, cải thiện lợi nhuận dài hạn đồng thời bảo vệ con người và môi trường sống xung quanh.

Đây là lúc các doanh nghiệp thực hiện ứng phó trong cột mốc thời điểm quan trọng này. Vượt qua các mục tiêu, cam kết hướng tới tiến độ và trách nhiệm giải trình, một bước thay đổi để chứng minh và định lượng sản lượng tôm được cải thiện là yêu cầu cấp thiết. Điều này có nghĩa là sản xuất tôm theo cách bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ hệ thống khí hậu tự nhiên, cải thiện điều kiện cho người lao động trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

P.T